Thứ năm, 12/09/2024, 12:46

Mức phạt đối với hành vi cho người khác mượn Căn cước công dân

Thứ sáu - 15/09/2023 03:13 175 0

Điều 7 Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

- Cản trở thực hiện các quy định của Luật này.

- Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trái quy định của pháp luật.

- Sách nhiễu, gây phiền hà khi giải quyết thủ tục về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

- Làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp trái quy định của pháp luật thông tin, tài liệu về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; lạm dụng thông tin về công dân theo quy định của Luật này gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Làm lộ bí mật thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

- Thu, sử dụng phí, lệ phí trái quy định của pháp luật.

- Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thẻ Căn cước công dân; chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ Căn cước công dân của người khác; thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ Căn cước công dân; sử dụng thẻ Căn cước công dân giả.

- Truy nhập trái phép, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

- Thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân trái quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định nêu trên, hành vi mượn, cho mượn căn cước công dân là hành vi bị nghiêm cấm. Do đó, cho người khác mượn căn cước công dân là hành vi vi phạm pháp luật.

Mức xử phạt đối với hành vi cho người khác mượn Căn cước công dân

Căn cứ tại khoản 4, Điều 10 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả;

- Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;

- Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;

- Mượn, cho mượn Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định nêu trên, người mượn và người cho mượn căn cước công dân có thể bị xử phạt từ 4 đến 6 triệu đồng.

Đồng thời, buộc nộp lại thẻ căn cước công dân và số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính từ việc mượn căn cước công dân.

Các trường hợp được đổi thẻ Căn cước công dân

- Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:

+ Trường hợp công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

+ Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

+ Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

+ Xác định lại giới tính, quê quán;

+ Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

+ Khi công dân có yêu cầu.

- Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

+ Bị mất thẻ Căn cước công dân;

+ Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản QPPL Lai Châu
Tiếp cận thông tin
PBGDPL nước ngoài
Thông cáo báo chí
Chuyển đổi số
  • Đang truy cập75
  • Hôm nay16,212
  • Tháng hiện tại184,371
  • Tháng trước395,163
  • Tổng lượt truy cập6,111,711
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down