Thứ ba, 21/01/2025, 08:59

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL và công tác xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Thứ hai - 22/01/2024 04:11 873 0
Năm 2023, Kết quả công tác Tư pháp trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả khích lệ trên các mặt công tác, trong đó cho thấy kết quả công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL cũng như công tác xử lý vi phạm hành chính năm 2023 của tỉnh đã đạt được các kết quả nổi bật, đồng bộ trong các hoạt động công tác góp phần quan trọng vào sự nghiệp công tác tư pháp nói riêng và trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung.Công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát văn bản QPPL chất lượng ngày càng nâng lên, đi vào nề nếp, đúng trình tự, có tính khả thi cao. Trong năm 2023 Sở đã thẩm định 67 dự thảo văn bản QPPL của HĐND tỉnh, UBND tỉnh trên tổng số 62 văn bản được HĐND, UBND tỉnh ban hành (so với năm 2022 giảm 28%) tự kiểm theo quy định Quyết định do UBND tỉnh ban hành là 39/39 văn bản đạt 100%; kiểm tra 16/16 văn bản do HĐND, UBND huyện ban hành và gửi đến, đạt 100%; giúp UBND tỉnh thực hiện rà soát theo thường xuyên, định kỳ hàng quý và rà soát theo chuyên đề, theo ngành, lĩnh vực.
Tuy nhiên, do một số nguyên nhân cho thấy công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản, công tác xử lý vi phạm hành chính vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như:
- Chất lượng rà soát, hệ thống hóa văn bản của một số cơ quan, đơn vị còn chưa cao (còn bỏ sót văn bản rà soát, hoặc rà soát mà không phát hiện ra nội dung của văn bản đã không còn phù hợp…)
- Hoặc qua công tác rà soát đã phát hiện ra các quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, vướng mắc nhưng lại chưa kịp thời tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý hoặc tham mưu xử lý còn chưa triệt để.
- Chưa kịp thời gửi báo cáo về Sở Tư pháp tổng hợp theo quy định.
- Việc thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính của một số cơ quan, đơn vị, địa phương vẫn còn để xảy ra sai sót (vấn đề này đã đã được các đoàn kiểm tra của UBND tỉnh cũng như qua kết quả giám sát của Ban pháp chế HĐND tỉnh về công tác xử lý vi phạm hành chính chỉ ra); 
- Một số cơ quan, đơn vị cập nhật chưa kịp thời, đầy đủ thông tin về xử lý vi phạm hành chính lên cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của tỉnh.
Từ các tồn tại, hạn chế nêu trên, để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL và xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới đề nghị các sở ngành, địa phương tập trung thực hiện một số nội dung sau:
1. Đối với công tác rà soát văn bản QPPL
Để nâng cao hiệu quả công tác rà soát, xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan cần tiếp tục thực hiện đồng bộ một số nhiệm vụ, giải pháp như sau:
Thứ nhất, Tiếp tục quán triệt, thống nhất nhận thức, chỉ đạo trong các cơ quan, đơn vị về vị trí, vai trò của công tác xây dựng, rà soát, hoàn thiện pháp luật; tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng, rà soát văn bản bảo đảm chất lượng, tiến độ;
Thứ hai, Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các quy định rà soát văn bản quy phạm pháp luật đã được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó, bảo đảm xác định rõ việc rà soát văn bản là trách nhiệm phải được tiến hành thường xuyên, chủ động của các sở, ngành, địa phương.
 Trên cơ sở kết quả rà soát hằng quý các cơ quan, đơn vị gửi báo cáo về Sở Tư pháp để theo dõi, tổng hợp. (Trước đây thực hiện Công văn số 2301/UBND-TH ngày 04/7/2022 của UBND tỉnh v/v rà soát, lập danh mục văn bản  quy  phạm pháp luật. Theo đó, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh đã tiến hành rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân  tỉnh  ban  hành  trong  phạm  vi  quản lý nhà nước  của  ngành mình theo quý và rà soát văn bản do cơ quan Trung ương ban hành có nội dung giao cho HĐND, UBND quy định cụ thể, chi tiết theo từng tháng gửi về SởTư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định). Tuy nhiên hiện nay, thực hiện theo Quy chế làm việc của UBND tỉnh và Chương trình công tác năm 2024, thì việc rà soát và gửi BC về Sở Tư pháp được thực hiện theo quý. Sở Tư phap sẽ có văn bản hướng dẫn Báo cáo nội dung này gửi các cơ quan, đơn vị để thực hiện.
- Thứ ba, Kết quả rà soát mới chỉ là bước đầu, là nguồn dữ liệu đầu vào, phục vụ cho việc nghiên cứu, xem xét trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Trong quá trình xây dựng văn bản, các cơ quan cần tiếp tục đánh giá thấu đáo, tổng thể các vấn đề liên quan, nhất là những vấn đề phức tạp, mang tính liên ngành, những vấn đề các cơ quan còn có quan điểm khác nhau hoặc vấn đề kinh tế, xã hội mới, phức tạp nảy sinh. Trên cơ sở đó, các cơ quan đề xuất phương án xử lý và hoàn thiện các quy phạm pháp luật cụ thể bảo đảm sự thống nhất, phù hợp.
 Thứ tư, Căn cứ quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL và kết quả nghiên cứu, phương án xử lý đã thực hiện, đề nghị các sở, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ xử lý, tham mưu xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể:
+ Đối với văn bản đã có trong chương trình công tác, kế hoạch xây dựng văn bản: Đề nghị các sở, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, trình UBND, HĐND tỉnh ban hành đảm bảo về thời gian và chất lượng.
+ Đối với các văn bản chưa có trong chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản: Khẩn trương nghiên cứu, đề xuất để lập đề nghị xây dựng văn bản QPPL gửi UBND tỉnh cho ý kiến chỉ đạo trước khi thực hiện quy trình soạn thảo, lấy ý kiến,  thẩm định văn bản….
2. Đối với công tác hệ thống hóa văn bản QPPL
Theo quy định thì việc hệ thống hóa được thực hiện định kỳ 05 năm 1 lần. Hiện nay chúng ta đang tiến hành hệ thống hóa kỳ thứ 3 (giai đoạn 2019-2023). Để nhiệm vụ hệ thống hóa kỳ thứ 3 này đạt chất lượng, đề nghị các cơ quan, đơn vị tập trung nguồn lực để thực hiện các nội dung sau:
Thứ nhất, Xác định đầy đủ và chính xác các văn bản thuộc trách nhiệm hệ thống hóa của cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
Thứ hai, Tuân thủ quy trình hệ thống hóa văn bản (theo Điều 167 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP). Cụ thể:
+ Bước 1: Tập hợp đầy đủ các văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa
+ Bước 2: Tiến hành rà soát để đánh giá từng văn bản và phân loại thành các danh mục
+ Bước 3: Kiểm tra lại kết quả rà soát văn bản
+ Bước 4: Lập các danh mục văn bản (gồm 04 loại danh mục văn bản)
(1) Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ trong kỳ hệ thống hóa 2019 - 2023
(2) Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần trong kỳ hệ thống hóa 2019 - 2023
(3) Danh mục văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực trong kỳ hệ thống hoá 2019 - 2023
(4) Danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
+ Bước 5: Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản:
Đối với UBND cấp huyện công bố kết quả hệ thống hóa văn bản trên địa bàn và gửi về Sở Tư pháp để theo dõi.
Đối với các sở, ban, ngành thì gửi kết quả rà soát, hệ thống hóa của ngành mình về Sở Tư pháp để tổng hợp trình UBND tỉnh Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản của tỉnh.
Cuối cùng, đề nghị cơ quan, đơn vị gửi Báo cáo kết quả hệ thống hóa về Sở Tư pháp đảm bảo theo đúng tiến độ Kế hoạch đã đề ra (Theo KH 620 thì các sở, ngành, địa phương gửi kết quả hệ thống hóa về Sở Tư pháp trước ngày 20/01/2024)
3. Đối với công tác xử lý vi phạm hành chính
Đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất, Đánh giá tổng thể việc thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình (từ công tác chỉ đạo, quán triệt triển khai thực hiện; phân công lãnh đạo phụ trách; kiểm tra hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính còn thời hiệu thi hành để kịp thời phát hiện, xử lý sai sót, sai phạm (nếu có), nhất là các nội dung liên quan đến nguyên tắc; trình tự, thủ tục; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và quy định về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
- Thứ hai, Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý dứt điểm mọi hành vi vi phạm theo đúng quy định. Thường xuyên rà soát các văn bản thuộc lĩnh vực quản lý, nhằm phát hiện bất cập, mâu thuẫn để kịp thời kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- Thứ ba, Thường xuyên, kịp thời thực hiện phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong phát hiện, xử lý hành vi vi phạm và thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính để bảo đảm thực hiện đúng, triệt để các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành.
- Thứ tư, Thực hiện nghiêm việc cập nhật thông tin về xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền vào cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của tỉnh theo nội dung triển khai, hướng dẫn của Sở Tư pháp.


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down