Thứ sáu, 29/03/2024, 10:28

Di chúc miệng được coi là hợp pháp khi nào?

Thứ sáu - 17/02/2023 20:58 809 0

Tôi có người bác ruột đã già yếu, bệnh tật. Vừa rồi, bác tôi thấy sức khỏe ngày càng yếu đi nên không thể lập di chúc bằng giấy được nên bác có nhờ hai người làm chứng để lập di chúc miệng. Sau khi được người làm chứng ghi chép lại lời di chúc

thì bản di chúc được hai người làm chứng ký tên vào. Vậy tôi muốn biết, trong trường hợp này di chúc không có chứng thực chữ ký thì có hợp pháp không? 

Trả lời:

- Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền thừa kế: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc”.

 - Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về di chúc như sau: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.

- Điều 627 Bộ luật Dân sự năm 2015  quy định hình thức của di chúc như sau: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”.

- Khoản 5 Điều 630 Bộ Luật dân sự 2015 quy định: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng”.

- Điều 632 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định người làm chứng cho việc lập di chúc:

“Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”.

Theo quy định của pháp luật, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.  Theo đó, di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Trong trường hợp lập di chúc miệng thì di chúc miệng được người làm chứng ghi chép lại và ký tên vào phải được chứng thực chữ ký bởi cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 05 ngày làm việckể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì bản di chúc đó mới được xem là hợp pháp. Như vậy, nếu bản di chúc này không có chứng thực chữ ký thì được coi là không hợp pháp.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản QPPL Lai Châu
Tiếp cận thông tin
PBGDPL nước ngoài
Dự thảo văn bản
Chuyển đổi số
  • Đang truy cập51
  • Hôm nay13,232
  • Tháng hiện tại333,574
  • Tháng trước314,464
  • Tổng lượt truy cập3,997,371
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down