Thứ sáu, 29/03/2024, 04:39

Nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả trong công tác Phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Thứ tư - 11/08/2021 03:48 570 0
Sau hơn 04 năm thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) giai đoạn 2017- 2021 và các Đề án theo Quyết định số 705/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã chủ động, tích cực thực hiện công tác PBGDPL.Việc triển khai các nội dung thực hiện chương trình, đề án, đã được các cơ quan, đơn vị lựa chọn bằng nhiều hình thức phổ biến khác nhau, trong đó có nhiều đơn vị có cách làm mới, sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật trong các tầng lớp nhân dân.
 Mô hình phân công báo cáo viên trực tiếp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; trợ giúp pháp lý tại các điểm bản” của Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện Tam Đường.  Bằng việc xây dựng Kế hoạch phối hợp tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật; trợ giúp pháp lý đến các điểm bản và phân công cụ thể các đồng chí báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật trực tiếp xuống các bản thuộc các xã trên địa bàn tổ chức tuyên truyền dưới nhiều hình thức như: Tuyên truyền miệng, trợ giúp pháp lý lưu động cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo... thông qua mô hình này các đồng chí báo cáo viên, tuyên truyền viên ngoài việc truyền đạt các nội dung pháp luật còn lắng nghe, phân tích, trả lời các câu hỏi liên quan đến quy định của pháp luật, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân qua đó kiến nghị, đề xuất tới các cơ quan, nhà nước có thẩm quyền. Từ năm 2017 đến nay đã phân công báo cáo viên pháp luật tuyên truyền tại126/126 bản với tổng số 690 buổi tuyên truyền cho gần 50.000 lượt người tham gia.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh với mô hình “mỗi tuần một câu hỏi, một đáp án”, trong đó giao tổ tư vấn chính trị, pháp luật cấp tỉnh chịu trách nhiệm xây dựng các câu hỏi, đáp án, nội dung theo chương trình giáo dục chính trị, pháp luật hằng năm và những vấn đề từ thực tiễn công tác của Bộ đội Biên phòng tỉnh hiện nay (mỗi câu hỏi và đáp án trả lời không quá 500 từ), thứ sáu hằng tuần gửi đáp án tuần trước và câu hỏi tuần sau (qua Vô tuyến điện, đường fax hoặc email) cho các đơn vị triển khai thực hiện;Tổ Tư vấn chính trị, pháp luật cơ sở, thứ hai hằng tuần, dành thời gian từ 40 đến 60 phút để duy trì đơn vị tìm hiểu, thảo luận, trả lời các câu hỏi của Tổ Tư vấn chính trị, pháp luật cấp tỉnh gửi xuống đơn vị. Đồng thời, phổ biến câu hỏi của tuần kế tiếp cho cán bộ, chiến sĩ ghi chép, nghiên cứu, trao đổi và chuẩn bị câu trả lời vào tuần tiếp theo. Thực tế cho thấy, việc triển khai mô hình "Mỗi tuần một câu hỏi, một đáp án" đã phát huy hiệu quả tích cực, nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác chính trị và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong BĐBP tỉnh. Tại các đơn vị cơ sở, kết quả thực hiện mô hình này giúp cán bộ, chiến sĩ dễ dàng nắm rõ và nhớ lâu hơn, có sự hiểu biết sâu sắc hơn những vấn đề về chính trị, truyền thống và pháp luật; được giải đáp một cách thỏa đáng những thắc mắc trong tư tưởng, thông qua trao đổi, thảo luận để phát biểu chính kiến của mình về những vấn đề mà bản thân quan tâm; được trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm hay, phương pháp học tập và làm việc có hiệu quả.
Ngoài ra, phải kể đến mô hình phổ biến giáo dục pháp luật gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới của Sở Tư pháp, cụ thể: đã phối hợp với Văn phòng điều phối nông thôn mới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về nhiệm vụ xây dựng cấp xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với nhiệm vụ xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó tập trung tuyên truyền các văn bản pháp luật mới và những quy định pháp luật liên quan mật thiết đến đời sống người dân; các nội dung liên quan tới phòng, chống tệ nạn xã hội ở địa phương, giúp đỡ các xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; ngoài ra còn biên soạn, phát hành các tài liệu tuyên truyền trong đó có nội dung liên quan tới chuẩn tiếp cận để phát tới người dân tiện tìm hiểu, nghiên cứu. Qua đó, nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật cho người dân; góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới bền vững và toàn diện tại địa phương.
Có thể thấy từ các mô hình, cách làm sáng tạo trong PBGDPL đã góp phần không nhỏ trong nâng cao chất lượng hoạt động PBGDPL trên địa bàn tỉnh, qua đó tạo sức lan tỏa trong các tầng lớp Nhân dân về chủ động học tập, tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down