Thứ bảy, 21/12/2024, 07:05

Bình yên đã trở về với gia đình chị Hằng - anh Lâm

Thứ hai - 22/08/2022 02:54 402 0

Anh Lâm – chị Hằng đã kết hôn được gần 10 năm. Vợ chồng vốn sống hòa thuận, hạnh phúc. Anh đi làm về lĩnh Dược, chị bán thàng tạp hóa. Gia đình anh chị là tấm gương cho nhiều gia đình tại  tổ 5 phường Tân Phong. Chuyện chả có gì đáng nói cho đến khi anh chuyển sang kinh doanh, anh đã có tình cảm với người phụ nữ nơi làm việc mới.

Khoảng 22 giờ đêm ngày cuối đông, trời cuối đông cảm giác lạnh lẽo và ấm áp xen lẫn nhau, bà Loan – Hòa giải viên Phường Tân Phong – Tổ trưởng tổ dân phố cùng bà Tâm - cán bộ Chi hội phụ nữ đang trao đổi việc tặng quà cho các chị em là phụ nữ của chi hội bị nhiễm Covid-19 tại nhà bà Loan thì có tiếng người gọi cửa, thì ra là chị Hà. Chị Hà vào nhà chưa kịp ngồi ghế đã nói luôn: “Có 2 cô ở đây, Cháu gửi cô đơn xin ly hôn, các cô xem giúp cháu để cháu gửi ra Tòa”. Bà Loan nhận lá đơn từ tay chị Hà không khỏi bất ngờ, vì gia định vợ chồng chị Hằng – anh Lâm có tiếng là gia đình hòa thuận, hạnh phúc trong tổ dân phố.

Bà Loan, rót ly nước đưa chị Hằng và nói: “Cháu cứ bình tĩnh, nói cho cô nghe có chuyện gì nào?”. Chị Hằng òa khóc kể lại: “Cháu đã cố gắng che dấu chuyện này, định là vợ chồng đóng cửa bảo nhau nhưng đến nước này cháu không thể chịu đựng hơn được nữa, cực chẳng đã cháu phải gửi đơn các cô ạ. Cháu đã sống, yêu thương và tin tưởng chồng gần 10 năm nay. Nhớ lúc cháu về làm dâu, bố mẹ chồng sức khỏe yếu, em trai còn tuổi đi học, sau đó cháu sinh liền 2 đứa con. Vất vả như vậy cháu chưa một lời than thở. Anh ấy chưa bao giờ phải thức đêm chăm con. Cháu thương anh vất vả kiếm tiền nên cháu luôn cố gắng lo toan việc nhà, chăm sóc cha mẹ và con nhỏ. Giờ em chồng cũng đã lấy vợ có nhà riêng, các con cũng đã lớn, tự chăm sóc bản thân và biết giúp đỡ việc nhà. Đợt rồi, nghe bạn bè rủ anh đã chuyển sang làm kinh doanh. Ban đầu cháu cũng tưởng thêm thu nhập thì gia đình vui vẻ, hạnh phúc hơn, nào ngờ anh ấy đã lừa dối cháu, anh ấy đã có người khác rồi các cô ạ. Anh ấy qua lại với một cô bạn đồng nghiệp khi phát hiện, cháu hết lời năn nỉ, khuyên anh nghĩ lại, nhưng anh ấy nhất định không chịu chia tay với cô gái đó, nhiều lần vợ chồng cháu to tiếng, cãi vã nhau. Anh ấy còn bỏ đi qua đêm, công việc kinh doanh sa sút, làm được đồng nào tiêu hết, không còn đưa được đồng nào về. Anh ta còn chơ chẽn nói với cháu là chỉ có thêm không bớt, nếu cháu chấp nhận anh ấy sẽ lo lắng cả đôi bên. Cháu hết lời rồi các cô ơi, hu hu ..... Cháu bảo ly hôn và công bố với anh em họ hàng, anh ấy dọa sẽ bỏ đi luôn. Cháu đã chịu đựng gần nửa năm nay rồi, giờ cháu không thể nào chấp nhận được, cháu không thể nào tiếp tục sống chung với con người ấy thêm một ngày nào nữa, giúp cháu với các cô ơi, hu hu...”. Bà Loan, bà Tâm sững người khi nghe chị Hà vừa khóc vừa kể lại câu chuyện. Trong tổ dân phố này, gia đình chị đã nhiều năm được biểu dương là gia đình chuẩn mực hạnh phúc và thành đạt. Hai bà động viên chị Hằng cố gắng bình tĩnh, giờ đã gần 23h rồi, bà Loan bảo Chị Hằng về nghỉ ngơi, rồi còn mai đi làm. Cán bộ tổ hòa giải sẽ qua nhà cháu. Đưa chị Hằng ra cổng, bà Loan, bà Tâm nhìn nhau tự nhủ: “Không thể để chuyện này đi xa hơn nữa”.

Chiều tối hôm sau, bà Loan, bà Tâm đến nhà chị Hằng. Thấy các bà bước vào cổng, anh Lâm đang ăn cơm liền hạ bát, chào xã giao rồi đi thẳng lên tầng, đóng sầm cửa phòng như muốn nói - đừng có làm phiền. Theo kế hoạch đã bàn với nhau, bà Loan theo chân anh Thái lên tầng. Bà Loan gõ cửa nhẹ, rồi mạnh hơn chút, anh Lâm nói vọng ra bằng giọng hằn học: “Có chuyện gì vậy cô Loan, mà cháu đang mệt, có chuyện gì cũng để hôm khác cô ạ”. Thuyết phục một hồi, anh Lâm mới hé cửa nói vọng ra vẫn cái giọng hằn học: “Cháu đã nói rồi, cháu đang mệt, không muốn tiếp chuyện ai cả”. Bà Loan nhẹ nhàng nói: “Cô biết, nhưng cô nói vài phút thôi, mở cửa cho cô nhé”. Mở cánh cửa phòng, bà Loan chưa kịp bước vào, anh Lâm luyến thắng: “Con điên, nó đi mách lẻo gì với các cô mà các cô đến đây? Cháu không có chuyện gì để nói đâu, các Cô mau về đi”. Bà Loan nhanh nhẩu: “Thái này, chị Hằng  không kể gì đâu, là chúng tôi nghe từ mấy bác dưới bến sông đấy, mà dạo này tôi cũng thấy cô Hà sao sao ấy, người thì ủ rũ, từ chối không tham gia các phòng trào của Chi hội và của Tổ dân phố mình. Từ trước tới nay, tôi luôn đưa chú làm gương tại các buổi sinh hoạt của tổ liên gia mình- người đàn ông tay không bắt giặc. Từ hai bàn tay trắng mà chú ấy đã làm nên cơ đồ. Hiếu thảo với cha mẹ, mẫu mực với anh em, hết lòng yêu  thương vợ con. Người như cháu thời buổi này khó tìm được. Hôm nay, Cô nghe chuyện của cháu, nhưng không tin đó là sự thật. Cô đến đây vì  không muốn hiểu sai về cháu, nhưng xem ra câu chuyện ngoài đường kia có lẽ ít nhiều là..... Chưa kịp nói hết câu, Anh Thái dật cái áo khoác trên móc bỏ đi, qua chỗ Bà Tâm, chị Hà, anh Thái còn quăng câu: “Mày thích bêu tao à?, Cứ thoải mái đi”. Anh Thái rồ ga xe, phóng đi mất dạng, cô Hà thì ôm mặt khóc tức tưởi.

Trong lúc bà Loan nói chuyện với anh Thái thì dưới nhà bà Tâm cũng đã có được thêm nhiều thông tin khác từ chị Hà. Hai bà khuyên chị Hà phải thật bình tĩnh, trước mắt phải thay đổi bản thân không ủ rũ nữa, đưa con cái đi chơi, tham gia các hoạt động ở cơ sở, tạo cho mình tính tự lập. Đợi thời gian ngắn thôi anh Thái sẽ nghĩ lại. Hai bà luôn bên cạnh động viên, khích lệ chị Hà và tìm cơ hội phù hợp để tiếp cận với anh Thái.

Không để hai bà chờ lâu, gần nửa tháng sau buổi hai bà đến nhà, anh Thái đến nhà tìm bà Loan. Vừa vào cửa anh Thái vẻ mặt ngượng ngùng nói nhỏ: “Cô Loan này, hôm nay cháu đến gặp cô có chuyện muốn nói, cô có bận không ?. Mà Cô có bận thì nhất định cũng phải giúp cháu chuyện này”. Bà Loan đon đả: “Với cháu không lúc nào cô bận cả, có chuyện gì nào?”. Chỉ chờ có thế, Anh Thái vội vã nói: “Cô biết đấy, cháu không phải là người sống vô trách nhiệm. Từ trước tới nay cháu luôn quan tâm, lo chu đáo cho gia đình, yêu thương vợ con. Nhưng cháu là người trần mắt thịt, có phải thánh đâu mà không mắc sai lầm. Cháu không biết phải làm sao cho đúng nữa, mấy tháng nay cháu ăn không ngon, ngủ không yên, lương tâm cắn dứt. Thực ra, cháu không yêu cô gái kia đến mức bỏ vợ con đâu, nhưng cô ấy trẻ đẹp hơn, nên cháu cũng bị cám dỗ. Cũng tại cháu nói với cô ấy là cháu sẽ lo cho cô ấy. Cháu là người lừa cô ấy trước. Giờ cháu không biết nói thế nào với cô ấy nữa, nhiều lần cháu né tránh không muốn gặp nhưng cháu làm ở đâu, cô ấy cũng đến gặp. Khi biết ý cháu muốn dừng lại, cô ấy không chỉ dụ dỗ mà còn đe dọa cháu nữa”.

Nghe vậy, bà Loan rất mừng vì anh Thái ít nhiều cũng nhận ra lỗi của mình. Bà Loan còn thêm:“ Thái này, cháu có biết đang vi phạm những gì không, để tôi điểm nhanh cho cháu nghe nhé: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đang có vợ mà chung sống như vợ chồng với người khác (Khoản 2 Điều 59 Chương IV Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình…. Không tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt - Khoản 1 Điều 72 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; Không chung thủy, không tôn trọng, không quan tâm, chăm sóc vợ - khoản 1 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; Không tôn trọng giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho vợ - vi phạm Điều 21 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;

Hà có quyền ly hôn với cháu theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Cháu đừng có đe dọa, hay cấm đoán gì cô Hà nữa.  Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định :" Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. – Điều 42 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007;  Người thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình đã được góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư mà trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày áp dụng biện pháp này vẫn có hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. – Điều 43 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007";

Cô nói qua thế cháu đã thấy lỗi của mình chưa ?

Từ lúc cháu có quan hệ với cô gái đó, cháu được gì, mất gì, cái được lớn hay cái mất lớn. Tiền của mất có thể có lại được, còn tình cảm vợ chồng, con cái mất là mất tất cả. Cháu có giỏi kiếm tiền đến đâu mà để gia đình đổ vỡ, con cái đứa có mẹ thì không có cha, đứa có cha lại thiếu mẹ thì cháu vẫn là người thua cuộc Thái ạ !”.

Nghe bà Loan phân tích một hồi, anh Thái trùng xuống và nhỏ nhẹ: “Cô ơi cháu ngu ngốc thật, cháu đúng là thằng khốn nạn. Vợ cháu nó bỏ cháu thật rồi, từ lúc các Cô đến nhà, nó không còn quan tâm đến cháu nữa. Không kêu ca hay phàn nàn gì Cô ạ, mặt nó cứ thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra, kể cả khi cháu chọc tức. Cháu ở nhà hay không chẳng ai quan tâm đến cháu. Cháu biết mình sai rồi, nhưng giờ vợ con cháu nó không cần cháu nữa, nó không tha thứ cho cháu thì cháu biết làm sao đây? Các cô giúp cháu với, cháu hứa sẽ không đi gặp cô gái kia nữa.”

Qua tìm hiểu, bà Loan có được một số thông tin và số điện thoại của cô gái. Lan cô gái mới từ quê ra, với mong muốn được lấy chồng và lập nghiệp tại Hà Nội nên khi gặp anh Thái cô thấy đây là một cơ hội ngàn vàng. Bà gọi điện thoại hẹn gặp nhưng có gái kia từ chối, bà phải giới thiệu là người chị họ bên nội nhà anh Thái, cô gái mới đồng ý nói chuyện điện thoại với bà. Bà Loan không nhớ họ đã nói bao câu chuyện, nhưng thuyết phục có, khuyên giải thiệt hơn có, dăn đe có và có cả sự chỉ bảo ân cần của người mẹ, người chị để cô hiểu, cô gái kia tuy rất ương bướng những cuối cùng cũng đã đồng ý chia tay với anh Thái.

Những ngày sau đó, chị Hà không còn lạnh nhạt với anh Thái nữa, hàng xóm đã nghe thấy tiếng cười trong ngôi nhà 3 tầng khang trang của vợ chồng anh chị.

Cuối tuần, bà Loan đã thấy chị Hà với khuôn mặt dạng rỡ đến nhà. Chị Hà kể: “Cô ơi, mấy hôm nay anh ấy cố gắng làm hòa, anh lăng xăng chuyện nhà cửa, con cái, tuy chưa được tự nhiên lắm. Cháu thấy vừa thương, vừa thấy tội. Cháu cho anh ấy thêm cơ hội và cháu cũng biết đây là cơ hội của cả mẹ con cháu nữa. Cháu đến xin lại Tờ đơn hôm trước cô ạ”.

Bà Loan nghe vậy mà nhẹ cả lòng, bà nói: “Cháu làm thế là rất đúng, ở đời ai cũng có lúc sai lầm, quan trọng là người đó biết nhận ra và sửa sai cháu ạ. Thái đã biết lỗi, cháu bao dung bỏ qua cho cậu ấy và đừng bao giờ nhắc lại chuyện này. Cô chúc hai cháu từ nay sẽ nắm chặt tay nhau để đi đến cuối con đường”.

Chị Hà nói và cười trong nước mắt: “Cháu cảm ơn Cô, các cô là ân nhân của gia đình cháu, không bao giờ cháu quên ơn này của cô!”

Sự bình yên đã trở về với gia đình anh Thái – chị Hà. Nhìn thấy vợ chồng họ vui vẻ, hạnh Thái bà Loan cũng vui lây và coi như niềm hạnh phúc của chính mình./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down