Thứ sáu, 19/04/2024, 07:48
hoagiaiocoso

Hồ sơ đăng ký biến động đất đai đối với trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất

Thứ sáu - 24/02/2023 02:42 1.439 0

Ông nội em đứng tên đại diện chủ hộ trên thửa đất nông nghiệp mà gia đình em đang canh tác, chăn nuôi.

Ông nội em mất không để lại di chúc thì việc thừa kế quyền sử dụng thửa đất này như thế nào? Hồ sơ đăng ký biến động cần có giấy tờ gì?

Trả lời

Hộ gia đình sử dụng đất, theo khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, “là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.

Thông tin của bạn cho thấy, quyền sử dụng thửa đất nông nghiệp của hộ gia đình do ông nội bạn đứng tên đại diện hộ gia đình có nghĩa, mọi thành viên trong gia đình ông nội bạn có chung quyền sử dụng thửa đất này.

Trước tiên, cần xác định chính xác các thành viên của hộ gia đình ông nội bạn có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng thửa đất. Ông nội của bạn chỉ có một phần quyền sử dụng của thửa đất này. Về nguyên tắc, khi ông mất, di sản thừa kế của ông, bao gồm quyền sử dụng đất sẽ được chia thừa kế.

Nếu ông nội bạn không để lại di chúc, di sản thừa kế của ông sẽ được chia theo quy định của pháp luật.

Thừa kế theo pháp luật, theo Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2015, “là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”.

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp như không có di chúc; di chúc không hợp pháp; những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản…

Tại khoản 1 Điều 651 của Bộ luật này, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”.

Về nguyên tắc, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau; những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai đối với trường hợp thừa kế được hướng dẫn tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, bao gồm:

“a) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK.

Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thì phải thể hiện tổng diện tích nhận chuyển quyền tại điểm 4 Mục I của Mẫu số 09/ĐK (Lý do biến động) như sau: "Nhận ... (ghi hình thức chuyển quyền sử dụng đất) ...m2 đất (ghi diện tích đất nhận chuyển quyền); tổng diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng do nhận chuyển quyền và đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất từ ngày 01/7/2007 đến trước ngày 01/7/2014 là ... m2 và từ ngày 01/7/2014 đến nay là ... m2 (ghi cụ thể diện tích nhận chuyển quyền theo từng loại đất, từng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)";

b) Hợp đồng, văn bản về việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng theo quy định.

Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;

c) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản QPPL Lai Châu
Tiếp cận thông tin
PBGDPL nước ngoài
Dự thảo văn bản
Chuyển đổi số
  • Đang truy cập50
  • Hôm nay10,272
  • Tháng hiện tại231,908
  • Tháng trước356,589
  • Tổng lượt truy cập4,252,294
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down