Thứ hai, 16/09/2024, 07:42

Có được xác định lại dân tộc khi không có sự đồng ý của con

Thứ ba - 10/01/2023 02:55 516 0

Ông Q (dân tộc Kinh) lấy bà M (dân tộc Mường) và có 01 người con trai là T. Khi đăng ký khai sinh cho T, ông Q và bà M đã thống nhất lấy dân tộc của T là dân tộc Mường theo dân tộc của mẹ. Việc cháu T theo dân tộc của mẹ đẻ không có vấn đề gì cho đến khi T học lớp 11 (17 tuổi), trong một lần ông Q về quê chơi, biết chuyện con trai ông Q lấy dân tộc theo dân tộc của mẹ, một số anh em trong nội tộc họ hàng nhà ông Q có ý kiến cho rằng như vậy ông Q sẽ mất gốc, không có người thờ tự sau này. Ngay sau đó, ông Q về nhà ngay lập tức yêu cầu bà M ra ngay UBND xã  đề nghị xác định lại dân tộc của T sang dân tộc Kinh theo dân tộc của cha đẻ, nhưng bà M và T không đồng ý, cho rằng việc để dân tộc của T là dân tộc Mường sẽ thuận lợi hơn cho T vì được hưởng nhiều ưu đãi của Nhà nước đối với người dân tộc ít người. Đề nghị cho biết: Quyền xác định lại dân tộc của cá nhân được quy định như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền xác định lại dân tộc của T? Ông Q có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định lại dân tộc của T sang dân tộc Kinh theo dân tộc của mình mặc dù không có sự đồng ý của T hay không? 

Trả lời:

- Khoản 11 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định “ Xác định lại dân tộc là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký xác định lại dân tộc của cá nhân theo quy định của Bộ luật dân sự”.

- Khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều 29 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền xác định lại dân tộc như sau:

1. Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình.

3. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây:

a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;

b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình

4. Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó”.

- Khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định: “Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc”.

Đối chiếu với quy định của pháp luật thì quyền xác định lại dân tộc được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều 29 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cơ quan có thẩm quyền xác định lại dân tộc là UBND cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc xác định lại dân tộc. Đối với trường hợp hợp của ông Q thì Ông Q không có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định lại dân tộc của con trai mình là T sang dân tộc Kinh theo dân tộc của mình vì theo Khoản 4 Điều 29 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó”. Do vậy, T đã 17 tuổi, nếu không được sự đồng ý của T thì ông Q không có quyền yêu cầu xác định lại dân tộc của T từ dân tộc của mẹ đẻ sang dân tộc của cha đẻ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản QPPL Lai Châu
Tiếp cận thông tin
PBGDPL nước ngoài
Thông cáo báo chí
Chuyển đổi số
  • Đang truy cập72
  • Hôm nay11,247
  • Tháng hiện tại247,788
  • Tháng trước395,163
  • Tổng lượt truy cập6,175,128
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down