Chủ nhật, 15/09/2024, 15:51

Người nước ngoài có được ly hôn ở Việt Nam không?

Chủ nhật - 08/10/2023 22:05 2.344 0

Tôi quen vợ chồng anh  H đều là người Inđonexia, anh chị kết hôn được 02 năm và đang thường trú tại Việt Nam. Gần đây, vợ chồng anh H phát sinh mâu thuẫn trầm trọng nên muốn ly hôn. Tôi muốn hỏi là anh H và vợ có thể làm thủ tục ly hôn tại Việt Nam được không? làm thủ tục bao lâu có thể ly hôn được? 

Trả lời:

- Khoản 1 Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định Ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau: “ Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

Điều 470 Bộ Luật Tố tụng dân sự  quy định thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam như sau:

“1. Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:

a) Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam;

b) Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam;

c) Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.

2. Những việc dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:

a) Các yêu cầu không có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Yêu cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;

c) Tuyên bố công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;

d) Tuyên bố người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;

đ) Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam”.

Điều 476 Bộ Luật Tố tụng dân sự  quy định thông báo về việc thụ lý, ngày mở phiên họp, phiên tòa như sau:

“1. Tòa án phải gửi thông báo thụ lý vụ án, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (sau đây gọi chung là phiên họp hòa giải), mở lại phiên họp hòa giải, mở phiên tòa và mở lại phiên tòa trong văn bản thông báo thụ lý vụ án cho đương sự ở nước ngoài.

2. Thời hạn mở phiên tòa, phiên họp hòa giải được xác định như sau:

a) Phiên họp hòa giải phải được mở sớm nhất là 06 tháng và chậm nhất là 08 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Ngày mở lại phiên họp hòa giải (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên họp hòa giải chậm nhất là 01 tháng;

b) Phiên tòa phải được mở sớm nhất là 09 tháng và chậm nhất là 12 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Ngày mở lại phiên tòa (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên tòa chậm nhất là 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 477 của Bộ luật này.

3. Tòa án phải gửi thông báo thụ lý việc dân sự, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm mở phiên họp, mở lại phiên họp giải quyết việc dân sự trong văn bản thông báo thụ lý việc dân sự cho đương sự ở nước ngoài.

Phiên họp phải được mở sớm nhất là 06 tháng và chậm nhất là 08 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý việc dân sự. Ngày mở lại phiên họp giải quyết việc dân sự (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên họp lần đầu chậm nhất là 01 tháng”.

Theo quy định, trong trường hợp này, việc giải quyết ly hôn giữa hai người nước ngoài tại Việt Nam phải đảm bảo điều kiện cả hai người hoặc một trong hai người cư trú, làm ăn,sinh sống lâu dài tại Việt Nam. Ngoài ra nếu như vụ án dân sự mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam theo khoản 1 Điều 470 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án Việt Nam cũng có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn giữa hai người nước ngoài. Do đó, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên và một trong hai bên vợ chồng có yêu cầu thì Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết. Còn nếu không thuộc một trong các trường hợp nói trên thì hai vợ chồng người Indonexia phải giải quyết tại Tòa án ở Indonexia. Trường hợp đủ điều kiện giải quyết tại tòa án Tòa án Việt Nam, có thể thấy thời gian giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài rất lâu. Sớm nhất có thể là 1 năm còn nếu không thông thường vụ án ly hôn có yêu tố nước ngoài được giải quyết hơn một năm, gần hai năm.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản QPPL Lai Châu
Tiếp cận thông tin
PBGDPL nước ngoài
Thông cáo báo chí
Chuyển đổi số
  • Đang truy cập45
  • Hôm nay15,728
  • Tháng hiện tại238,124
  • Tháng trước395,163
  • Tổng lượt truy cập6,165,464
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down