Thứ sáu, 29/03/2024, 06:30

Mức thù lao của Hòa giải viên được chi trả theo vụ việc như thế nào?

Chủ nhật - 14/11/2021 22:21 1.108 0

Chị P đang có tranh chấp về kinh doanh với anh H. Chị P muốn hai bên thực hiện hòa giải tại Tòa án. Chị đề nghị cho biết, mức thù lao chi trả cho hòa giải viên như thế nào? 

Trả lời:

Điều 9 Nghị định số 16/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết mức thu, trình tự, thủ tục thu, nộp và việc quản lý, sử dụng chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án và thù lao Hòa giải viên tại Tòa án, quy định thù lao Hòa giải viên như sau:

1. Hòa giải viên được trả thù lao theo từng vụ việc sau khi đã tiến hành phiên hòa giải, đi thoại theo quy định của Luật Hòa giải, đi thoại tại Tòa án.

2. Mức thù lao của Hòa giải viên:

a) Đi với vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Hòa giải viên được hưởng mức thù lao cụ thể trong khung mức thù lao từ 1.000.000 đồng/01 vụ việc đến tối đa 1.500.000 đồng/01 vụ việc;

b) Đi với vụ việc chm dứt hòa giải, đi thoại theo quy định tại khoản 6 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Hòa giải viên được hưởng mức thù lao cụ thể trong khung mức thù lao từ 500.000 đồng/01 vụ việc đến dưới 1.000.000 đồng/01 vụ việc;

Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn các Tòa án nhân dân chi trả mức thù lao cụ thể tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định này căn cứ vào số lượng phiên hòa giải, đi thoại và tính chất phức tạp của vụ việc hòa giải, đối thoại.

c) Đi với vụ việc chấm dứt hòa giải, đi thoại theo quy định tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Hòa giải viên được hưng mức thù lao 500.000/01 vụ việc.

3. Tòa án nơi giải quyết vụ việc hòa giải, đi thoại chi trả thù lao cho Hòa giải viên sau khi đã tiến hành hòa giải, đi thoại và chấm dứt hòa giải, đi thoại theo quy định tại Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

- Điều 40 Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án năm 2020 quy định Việc hòa giải, đối thoại chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Hòa giải thành, đối thoại thành;

2. Các bên không đạt được thỏa thuận, thống nhất về toàn bộ nội dung vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính hoặc chỉ thỏa thuận, thống nhất được một phần vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính nhưng phần đó có liên quan đến những phần khác của vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính;

3. Một bên hoặc các bên không đồng ý tiếp tục hòa giải, đối thoại hoặc vắng mặt sau 02 lần được thông báo hợp lệ về việc hòa giải, đối thoại;

4. Trong quá trình hòa giải, đối thoại phát hiện vụ việc thuộc trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này;

5. Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp Khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính trong quá trình hòa giải, đối thoại;

6. Người nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu rút đơn khởi kiện; đơn yêu cầu.

Như vậy, mức thù lao của Hòa giải viên được chi trả theo vụ việc: Đối với vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại thành: Hòa giải viên được hưởng mức thù lao cụ thể trong khung mức thù lao từ 1.000.000 đồng/01 vụ việc đến tối đa 1.500.000 đồng/01 vụ việc; Đối với vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại trong trường hợp người nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu rút đơn khởi kiện; đơn yêu cầu: Hòa giải viên được hưởng mức thù lao cụ thể trong khung mức thù lao từ 500.000 đồng/01 vụ việc đến dưới 1.000.000 đồng/01 vụ việc. Đồng thời, mức chi trả căn cứ vào kết quả khi chấm dứt hòa giải theo các quy định đã nêu trên.  

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản QPPL Lai Châu
Tiếp cận thông tin
PBGDPL nước ngoài
Dự thảo văn bản
Chuyển đổi số
  • Đang truy cập41
  • Hôm nay10,635
  • Tháng hiện tại330,977
  • Tháng trước314,464
  • Tổng lượt truy cập3,994,774
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down