Thứ tư, 11/09/2024, 03:48

Nhận tiền để bỏ qua hành vi vi phạm, bị xử lý về tội gì?

Chủ nhật - 14/11/2021 22:30 692 0

Qua kiểm tra và biết các lô hàng mà Y trở không có hóa đơn chứng từ, B và M là cán bộ quản lý thị trường đã yêu cầu Y đưa xe vi phạm về đơn vị để xử lý.

. Sau khi Y xin bỏ qua và đề nghị bồi dưỡng, B và M đã bàn bàn bạc đồng ý với giá 50 triệu đồng. B và M đang nhận tiền thì bị bắt. Xin hỏi hành vi của B và M sẽ bị xử lý về tội gì? Mức hình phạt được áp dụng đối với B và M như thế nào?

Trả lời:     

Khoản 1, 2 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định đồng phạm như sau:

“1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.”.

Điều 354 Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định “Tội nhận hối lộ” như sau:

“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.”

Như vậy, việc B và M bàn bạc và nhận 50 triệu đồng để bỏ qua hành vi vi phạm của Y được coi là hành vi đồng phạm có tổ chức của tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 354 Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo đó, B và M có thể bị xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 354 Bộ Luật Hình sự nêu trên, với mức hình phạt được áp dụng là bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Ngoài ra, B và M còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản QPPL Lai Châu
Tiếp cận thông tin
PBGDPL nước ngoài
Thông cáo báo chí
Chuyển đổi số
  • Đang truy cập91
  • Hôm nay10,723
  • Tháng hiện tại160,800
  • Tháng trước395,163
  • Tổng lượt truy cập6,088,140
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down