Thứ năm, 28/03/2024, 10:08

Thẩm quyền giải quyết vụ việc tố cáo khi quá thời hạn quy định

Thứ năm - 11/11/2021 02:22 447 0
Anh Nguyễn Văn C tố cáo chị Trần Thị B có hành vi tham ô công quỹ tại UBND huyện A, tỉnh X; người có thẩm quyền giải quyết tố cáo là ông Trần Văn D- Chủ tịch UBND huyện A (là anh trai ruột của chị B). Đơn tố cáo của anh C đã quá thời hạn giải quyết nhưng chưa có kết quả giải quyết từ phía Chủ tịch UBND huyện A. Xin hỏi, trong trường hợp này, người nào có thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo của anh C?

Trả lời: 
Theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 5 Nghị định 31/2019/NĐ-CP ngày 10-4-2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức cấp dưới trong trường hợp quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết như sau:

Khi có dấu hiệu không khách quan trong việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức cấp dưới thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp phải giải quyết tố cáo trong những trường hợp sau đây:

Người bị tố cáo là vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố mẹ bên vợ hoặc bên chồng, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo, của người giải quyết tố cáo;

Nội dung tố cáo có liên quan trực tiếp đến vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố mẹ bên vợ hoặc bên chồng, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo, của người giải quyết tố cáo;

Người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo có lợi ích liên quan trực tiếp với người bị tố cáo.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp lấy vụ việc tố cáo để giải quyết theo quy định phải có văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức cấp dưới chấm dứt việc giải quyết và chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan, tổ chức cấp trên. Khi nhận được hồ sơ vụ việc, thủ trưởng cơ quan, tổ chức cấp trên ra quyết định thụ lý tố cáo và thông báo bằng văn bản cho người tố cáo, người bị tố cáo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp dưới trực tiếp giải quyết vụ việc và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Thời hạn giải quyết tố cáo được tính từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo.

Như vậy trong tình huống trên, người bị tố cáo là chị Trần Thị B là em gái của người giải quyết tố cáo là ông Trần Văn D. Mặt khác, thời hạn giải quyết tố cáo đối với đơn tố cáo của anh Nguyễn Văn C đã hết. Do đó, có dấu hiệu không khách quan trong việc giải quyết tố cáo. Vì vậy, căn cứ quy định trên, Chủ tịch UBND tỉnh X (là cấp trên trực tiếp của Chủ tịch UBND huyện A) có thẩm quyền trực tiếp giải quyết vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện A.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản QPPL Lai Châu
Tiếp cận thông tin
PBGDPL nước ngoài
Dự thảo văn bản
Chuyển đổi số
  • Đang truy cập55
  • Hôm nay10,544
  • Tháng hiện tại318,632
  • Tháng trước314,464
  • Tổng lượt truy cập3,982,429
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down