Anh Lục và chị Hoa đã lấy nhau được gần 15 năm, hiện có hai con đang tuổi đi học. Cuộc sống của gia đình anh chị lúc đầu lấy nhau rất khó khăn, chị hàng ngày buôn bán mớ rau kiếm sống, còn anh làm nghề sửa chữa xe đạp, dần dần anh chị làm ăn khá hơn cũng mở được một cửa hàng bán rau, hoa quả lớn tại địa bàn xã, anh Lục cũng bỏ nghề sửa xe, hàng ngày chở vợ bằng ô tô ra chợ đầu mối Hà Nội lấy hàng, việc lấy hàng chỉ phải đi ban đêm để sáng ra có hàng bán, do vậy thời gian ban ngày anh Lục rất rảnh.
Thời gian gần đây thay bằng việc anh dành thời gian rảnh ngủ lấy sức để ban đêm đi lấy hàng và chăm lo cho con cái thì anh lao vào ăn nhậu cùng bạn bè hết ngày này sang ngày khác, nhiều hôm ăn đi ăn sáng rồi cùng bạn bè nhậu nhẹt đến bốn, năm giờ chiều chưa về. Chị Hoa suốt ngày đay nghiến, trì triết. Cuộc sống gia đình nặng nề, hai vợ chồng thường to tiếng, xô xát. Nhiều hôm do say rượu không kiểm soát được bản thân anh lấy đồ đạt trong nhà đập phá. Đỉnh điểm một hôm vào một buổi chiều tối làng xóm nghe thấy tiếng kêu la của chị Hoa và tiếng khóc thất thanh của của những đứa con, do ở gần nên tôi cũng chạy sang, đến nhà anh Lục thì cảnh tượng trước mắt tôi là một nồi cơm, mâm cơm, canh cùng bát đũa chuẩn bị cho bữa cơm chiều bị anh Lục ném ra ngoài sân hết, trong lúc này chị Hoa đầu tóc rối bời trên mặt chị Hoa vẫn còn hằn rõ năm ngón tay do anh Lục tát, các con nước mắt lã chã. Chị Hoa vào thu rọn tạm mấy bộ quần áo chạy về nhà mẹ đẻ gần đó, hai con của anh chị một cháu gái 12 tuổi và cháu trai 8 tuổi, hai cháu mặt xanh mét sau tiếng hét của bố và không dám khóc và cũng không dám chạy theo mẹ về nhà bà ngoại.
Thấy cảnh tượng như vậy tôi dỗ hai đứa trẻ vào nhà ăn cơm, anh Lục lúc này mặt hằm hằm luôn miệng chửi vợ. Trong lúc này nhiều bà con làng xóm đến can ngăn và góp ý kiến với anh Lục không nên đánh vợ và trút giận lên các con. Tôi nghĩ lúc này người đàn ông đang có hơi men của rượu, có muốn nói điều hay lẽ phải cho anh ấy nghe thì cũng chẵng bao giờ tiếp thu và nhận ra lỗi của mình. Tôi động viên cho hai cháu nhỏ ăn cơm và sau đó ngồi học, động viên hai cháu phải ngoan học thất giỏi để làm động lực cho bố mẹ. Nhìn anh Lục lúc này bơ phờ, mệt mỏi, tôi động viên anh đi nghỉ.
Sau khi rời nhà anh Lục tôi cũng chủ động đến nhà mẹ đẻ chị Hoa, chủ động tâm sự những vấn đề cuộc sống mà phụ nữ gặp phải, chị kể rằng mình là người vất vả trong gia đình, ban đêm phải đi lấy hàng, ban ngày phải ngồi bán hàng, thời gian nghỉ ngơi rất ít trong khi đó ảnh rảnh lại đi bù khú, rượu chè với đám bạn, trước kia anh không như vậy, anh chỉ biết chăm lo con cái, vun vén gia đình do vậy chị hay nói, thậm chí chì chiết anh, chị cho rằng anh không có trách nhiệm với gia đình, không khí gia đình lúc nào cũng rất nặng nề.
Nghe xong chị Hoa kể tôi phân tích chị Hoa thấy rõ lỗi của mình đó là vấn đề tâm lý, thấu hiểu nhau. Những lúc chồng mải vui với bạn bè về thì em không nên chửi bới, hay trì chiết, người bình thường khi bị chửi bới vốn đã khó bình tĩnh, đằng này trong người có hơi men thì càng khó bình tĩnh. Chị nên nói chuyện nhiều với anh Lục để thấu hiểu mong muốn và suy nghĩ của anh ấy, tôi tin anh ấy là một người chồng, một người cha tốt. Chị em mình là người giữ lửa ấm cho gia đình chị nên học cách đọc hiểu suy nghĩ của mình và các con không nên để con trẻ chứng kiến việc xảy ra giữa bố mẹ như vậy và điều quan trọng nhất là hai đứa con đang tuổi trưởng thành, bố mẹ không chuẩn, thường xuyên cãi vã, chì chiết nhau sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của các con, sau khoảng 1h đồng hồ thị chị Hoa cũng bình tâm trở lại, bản thân chị Hoa cũng đã nhận ra lỗi của mình trong giao tiếp với chồng, con.
Còn về phần anh Lục, tôi cũng đã chủ động đến nhà anh uống nước và tâm sự, anh nói chị Hoa càng ngày càng nói nhiều, chanh chua, không biết điều, dần dần anh cũng chán nên hay rủ đám bạn ăn uống, nhậu nhẹt. Tôi nói với anh Lục, chị biết em là người thương vợ, yêu con, chị Hoa cư xử như vậy cũng là do công việc nhiều lúc nào cũng cố gắng làm kinh tế để con cái đỡ khổ, người mệt mỏi nên dẫn đến việc nói năng không được nhẹ nhàng, hai đứa con nhà em đang giai đoạn trưởng thành, vấn đề của nhà em là hai vợ chồng không có tiếng nói chung, hai em cần nói chuyện với nhau nhiều hơn để thấu hiểu cho nhau, con đang tuổi lớn vợ chồng cần nói chuyện với nhau cho đúng trừng mực đừng để con cái học theo, hai em làm vậy là không thương con đâu. Việc em uống rượu ban ngày mà không được ngủ, đêm tham gia giao thông rất nguy hiểm, có thể cũng vì lý do đó mà vợ em hay cằn nhằn, em phải giữ gìn sửc khỏe trước là cho bản thân mình sau là cho người thân. Chị cũng đã nói chuyện với vợ em và vợ em cũng nhận ra lỗi của mình. Còn em xem sự việc xảy ra hôm nay em thấy mình có lỗi không. Anh Lục nhận ra lỗi và hứa sẽ cố gắng thay đổi bản thân.
Hôm sau tôi có gặp và trao đổi lại sự việc với đồng chí tổ trưởng tổ hòa giải cũng là Trưởng ban công tác mặt trận thôn cùng tôi đến gia đình nhà anh Lục và tôi gọi chị Hoa từ nhà ngoại về. Trước tiên tôi chủ động trong việc này và nói lại sự việc hôm qua và việc tâm sự của anh Lục và chị Hoa để thấy được những việc làm đúng, việc làm sai của anh Lục, còn chị Hoa cũng phải nhận thấy những lời nói, cử chỉ của mình đối với chồng như vậy cần rút kinh nghiệm, và ý kiến tham gia của đồng chí tổ trưởng tổ hòa giải. Đặc biệt là tâm sự của anh Lục và chị Hoa trước chúng tôi, cuối cùng hai vợ chồng anh Lục và chị Hoa đã nhận ra lỗi của mình và hứa rút kinh nghiệm không để chuyện đó xảy ra một lần nữa.
Sau lần đó, thỉnh thoảng tôi vẫn sang nhà họ uống nước, nói chuyện, lúc đầu cách nói chuyện của hai vợ chồng vẫn còn gượng ép, sau dần dần thấy tình cảm của hai vợ chồng càng ngày càng thắm thiết, được thể hiện không những qua lời nói mà còn thể hiện qua ánh mắt họ trao cho nhau.
Hiện tại sau 3 năm cuộc sống của gia đình họ rất hạnh phúc, làm ăn kinh tế ngày càng phát đạt, hai đứa con chăm ngoan, học giỏi, ngoài thời gian học biết giúp bố mẹ việc nhà khi bố mẹ đi vắng.
Qua câu chuyện trên chúng tôi rất vui vì mình đã góp công sức nhỏ bé của mình để đảm bảo bình yên trong cuộc sống và cho mỗi người dân. Đây chỉ là một câu chuyện nhỏ mà tổ hòa giải thành công, trong cuộc sống còn biết bao câu chuyện, sụ việc mà tổ hòa giải đã vào cuộc và thành công nhiều hơn nữa.
Tôi tin tưởng rằng trong những năm tiếp theo mỗi thành viên tổ hòa giải nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình hơn nữa, mang tới những người dân lời nói có lý, có tình, có tính thuyết phục, luôn lắng nghe thông tin từ hai chiều để rút ra nguyên nhân sự việc luôn tạo niềm tin cho nhân dân đối với công tác hòa giải ở cơ sở.
Trên đây là câu chuyện kể của hòa giải viên Khuất Thị Chiều, thôn Cẩm Bào, xã Cẩm Yên, huyện Thạch Thất khi chia sẻ về vụ việc hòa giải và kinh nghiệm hòa giải của mình.
Ý kiến bạn đọc