Thứ năm, 12/09/2024, 11:16

Đừng vì một vài tấc đất mà làm rạn nứt tình thân

Thứ tư - 24/05/2023 04:29 1.790 0

Ở thị trấn B,  ai cũng biết tiếng gia đình ông Phước, vốn nổi tiếng vì sự hoà thuận và con cái ngoan ngoãn luôn nhường nhịn yêu thương nhau

. Ông bà  nhờ làm ăn giỏi giang vén khéo đã tạo lập được ngôi nhà 2 tầng trên diện tích đất 500m2. Gia đình luôn ngập tràn tiếng cười và hạnh phúc. Người anh cả học hành giỏi giang, đã vào Sài gòn tự thân lập nghiệp, anh con trai thứ 2 thì lấy vợ và mở tiệm kinh doanh nhỏ tại nhà, cô em gái làm công nhân gần nhà và

Chẳng may ông Phước qua đời vì đột quỵ, bà Bình ở với anh Quang, con thứ -con gái út cũng lấy chồng và ở gần nhà mẹ, thường xuyên  về thăm mẹ. Không lâu sau bà Bình đổ bệnh và qua đời đột ngột và không để lại di chúc gì. Anh em trong nhà cố gắng để lo đám tang cho mẹ một cách chu toàn.

Thời gian trôi đi cũng nhanh,  hơn chục năm sau, con đường nhà ông bà mà con trai đang ở tmở rộng, khu thị trấn ngày càng trở nên phát triển và giá đất tăng đột biến. Cũng chính vì thế vợ của anh Quang  bàn chuyện với chồng  sẽ bán bớt diện tích đất bố mẹ để lại, mở mang cửa hàng kinh doanh. Trong lúc này, người em gái đang gặp khó khăn liền xin với anh trai chia cho cô một ít diện tích đất của bố mẹ để hai vợ chồng cô xây nhà ra riêng,  hoặc bán đi 1 phần để cô có thể có tiền để mua một ngôi nhà nhỏ chỗ khác.

Anh Quang về bàn với vợ thì vợ anh không đồng ý, nói với anh rằng em gái đã đi lấy chồng nên không còn quyền để hưởng tài sản của bố mẹ để lại. Toàn bộ nhà và đất là của vợ chồng chị vì vợ chồng chị đã chăm sóc bà hết lòng, anh cả nhà khá giả đã vào Nam sinh sống và không muốn nhận chút nào nên toàn bộ đất cát sẽ là của vợ chồng anh chị. Nếu anh không làm theo ý của vợ, vợ anh sẽ ly hôn anh ngay lập tức.

Vốn là người hiền lành và rất nghe lời vợ, không muốn vợ chồng bất hoà, dù thấy điều này không thuận và áy náy với em gái vì biết em đang trong hoàn cảnh khó khăn  nhưng anh không biết phải làm như thế nào vì sợ gia đình tan đàn xẻ nghé.  Anh liền gặp em và truyền đạt và không đồng ý cho em xây nhà trên đó, cũng không đồng ý bán đất để chia cho em - “Con gái đi lấy chồng là không có uyền được hưởng tài sản để lại” – anh trai nói với cô em vốn rất được thương yêu từ nhỏ của mình.

 Em gái nghe anh nói vậy tưởng chừng không tin nổi.  Cô liền đến nhà gặp cả hai vợ chồng để nói chuyện trực tiếp nhưng nhận được cái lắc đầu cương quyết của chị dâu - giữ nguyên quan điểm và nói bố mẹ chồng mất đã lâu, vợ chồng anh đã ở mảnh đất này bao năm thì giờ đương nhiên là của vợ chồng anh chị…Chị dâu sẽ kiện em gái ra toà nếu em đòi chia tài sản...

Bất lực và buồn bã, cô em liền đến gặp  hòa giải viên của thôn, chị K là người hiểu biết về pháp luật, để hỏi cho rõ mọi điều và nhờ chị giúp đỡ. Chị K đến gặp cả 2 bên và giảng giải:

Thời hiệu chia di sản thừa kế vẫn còn, 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế là kể từ thời điểm bố mẹ mất. Trong trường hợp này, người em có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế, vì bố mẹ chết không để lại di chúc nên sẽ chia thừa kế theo pháp luật, hai anh em đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất và mỗi người được hưởng phần di sản ngang nhau. Có nghĩa là di sản của bố mẹ để lại sẽ được chia đều cho  ba anh  anh em. "Ở đây, em gái chỉ muốn một mảnh đất để làm nhà, cũng do hoàn cảnh nhà chồng chật hẹp, hai anh em nên thống nhất để tự phân chia. Phần của anh trai vẫn còn nhiều, em gái có tranh giành gì đâu"

“Sau những tranh chấp đất đai trong gia đình, dòng họ, hậu quả để lại chính là những mất mát về tình cảm không thể bù đắp được.  Nếu anh chị không nhường em mà ra toà,  thì vụ án tranh chấp đất đai hay thừa kế có yếu tố gia đình sẽ khiến nhiều người cười chê.  Tôi thấy rằng sau mỗi bản án của tòa đều có người thắng, người thua, người được, người mất. Nhưng nhìn chung, tình thân ruột thịt đều mất đi sau bản án, nhiều người chỉ vì mấy mét vuông đất mà sẵn sàng vứt bỏ tình thân, máu mủ của mình. Suy cho cùng, đất đai là tài sản có giá trị nhưng theo thời gian sẽ vơi đi, còn tình cảm ruột thịt, tình cảm gia đình tuy là thứ vô hình nhưng vô giá. Đừng vì một vài tấc đất mà làm rạn nứt tình thân, để rồi đánh mất đi và không bao giờ có lại được”- chị K giảng giải.

Nghe chị hoà giải viên nói, vợ của anh cũng cảm thấy xấu hổ và xin lỗi em,  gật đầu đồng ý để vợ chồng em được xây nhà trong đất của bố mẹ để lại.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down