Thứ bảy, 21/12/2024, 10:13

Kỷ niệm khó quên

Thứ sáu - 31/03/2023 05:04 715 0

Những ngày cuối năm 2021, trong không khí chuẩn bị đón chào mùa xuân mới 2022, toàn thể cán bộ và nhân dân trong xã trong đó có cán bộ và nhân dân đang ra cức phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí quyết tâm xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Trong lúc toàn thể cán bộ và nhân dân, đang nỗ lực phấn đấu xây dựng NTM nâng cao, thì trong thôn đã xảy ra 01 vụ việc gây mâu thuẫn, bất ổn, làm sáo động cả làng quê. Bắt đầu từ 01 việc nhỏ, đơn giản mà bị đẩy lên mức trầm trọng và có nguy cơ gây án mang và mất trật tự, ổn định của địa phương; sự việc như sau.

Dịp cuối năm thường diễn ra các đám cưới, tại xã có 01 đám cưới, gia đình chủ rể tổ chức mời các thành viên trong hội cùng tuổi ( đồng niên), đến dự tiệc, mọi người tập trung tại nhà 01 thành viên trong hội và tập trung phong bì, cử người đại diện Hội  cầm tất cả các phong bì đến chúc mừng đám cưới và dự liên hoan.

Tuy nhiên sau đám cưới 02 ngày, trên mạng xã hội lan truyền thông tin có người rút lõi phong bì, nên có 01 phong bì không có ruột, mà phong bì đó lại của 01 người đã từng có mâu thuẫn trước đó, với người  đại diện cầm tất cả phong bì đó đến chúc mừng đám cưới. Lúc đầu còn mập mờ ám chỉ, nhưng chỉ sau một ngày đã có sự ngi ngờ đổ dồn cho 01 người, thông tin nhanh chóng được lan truyền khắp nơi.

Khi biết tin được đăng trên mạng xã hội, người bị nghi ngờ đã đến nhà người gửi phong bì không có ruột để tìm hiểu cụ thể. Do đã mâu thuận từ trước, vậy là đã dẫn đến cãi nhau, xô xát giữa hai bên, rồi lan truyền đến 02 gia đình và đến tất cả Anh chị em của 02 gia đình. Cho nên tất cả anh chị em của 02 gia đình cùng vào cuộc, sẵn sàng gây chiến, thậm chí đe dọa giết cả nhà nhau. Điều đặc biệt là cả hai bên gia đình đều có đông Anh em đều trẻ khỏe và sẵn sàng chuẩn bị hung khí.

Nhận được tin từ nhân dân phản ánh và từ mạng xã hội, Tổ hoà giải đã kịp thời đến can ngăn 02 bên không để xô xát, đồng thời tuyên truyền, vận động hai bên gia đình. Bằng lời lẽ và uy tín của mình, tôi đã thuyết phục được hai bên nghe lời và ra về, đám đông được giải tán.

Nhưng sau đó các Anh chị em của hai bên gia đình, ấm ức không chịu, một bên thì cho rằng bị vu khống, xúc phạm danh dự nhân phẩm, một bên thì cho rằng bị xúc phạm chửi bới và đe dọa. Dẫn đến mâu thuẫn bị đẩy lên đỉnh điểm; thấy vậy tôi đã báo cáo Công an xã và đến gặp các Anh chị em gia đình hai bên, gặp những người có uy tín và tiếng nói của hai dòng họ, trao đổi, nhờ họ vào cuộc khuyên giải.

Sau đó xin ý kiến đồng chí Bí thư chi bộ tổ chức họp ngay lãnh đạo thôn để bàn phương án xử lý và tổ chức hòa giải. Đồng thời báo cáo UBND – UBMTTQ xã xin được hòa giải ở cơ sở. Ngay sau đó tôi gửi giấy mời tới những người có liên quan của hai bên gia đình và những người đã chứng kiến sự việc. Ngay tối hôm sau hội nghị hòa giải được tiến hành tại nhà văn hóa thôn, tôi mở cửa Nhà văn hóa mời những người có giấy mời vào trong nhà văn hóa; sau đó đóng hết cửa ra vào và chỉ mở cửa sổ. Vì lúc đó ở ngoài sân nhà văn hóa có khoảng 50 – 60 người, nên tôi điện thoại đề nghị Công an xã cử người sang hỗ trợ đảm bảo công tác an ninh, đề phòng tình huống xấu xảy ra.

Sau khi ổn định  tổ chức, thành viên tổ hoà giải cử người ghi chép biên bản hội nghị và giới thiệu thành phần, không khí bên trong và bên ngoài nhà văn hóa rất căng thẳng. Tôi cũng rất căng thẳng vì tối hôm trước phải thức để tìm hiểu thêm  Bộ luật hình sự áp dụng với sự việc đang xảy ra, rồi ghi chép cụ thể vào sổ sách, để có cơ sở pháp lý khi cần trong lúc hòa giải. “Vì đây là vụ việc phức tạp chưa  hề có tiền lệ trong thôn”.

Từ bàn chủ tọa, tổ hoà giải đoc và phân tích rõ tội danh cụ thể áp dụng cho cả hai bên một cách chính xác, đúng theo Luật. Đồng thời nhấn mạnh việc áp dụng Luật nếu hai bên không tự kìm chế, không chịu hòa giải để cho sự việc đáng tiếc xảy ra, hoặc cố tình gây ra.

Sau đó tôi phân tích, lý giải những cái mất, cái được, cái lý, cái tình …nếu để sự việc xảy ra, trên quan điểm tình cảm, tình làng, nghĩa xóm, gắn với tuyên truyền, vận động về công cuộc xây dựng NTM của toàn tể cán bộ và nhân dân thôn nhà, về quy tắc ứng xử nới công cộng và truyền thống của quê hương; trong đó có hai họ, hai gia đình và hai đối tượng  đó.

Sau khi nghe thành viên tổ hoà giải làm công tác hòa giải xong, cả hai bên đều nhận ra cái sai của mình và thật lòng xin lỗi nhau. Đồng thời xin lỗi Ban lãnh đạo thôn vì đã làm ảnh hưởng trật tự an ninh đến thôn xóm. Hai người bắt tay nhau hứa bỏ qua và chấp nhận hòa giải, ngay lúc đó cả trong và ngoài nhà văn hóa, tất cả mọi người đều vỗ tay không ngớt. Những căng thẳng ban đầu tiêu tan hết, sau khi hòa giải xong cả hai gia đình, hai dòng họ và quê hương như trút được một gánh nặng.

Qua sự việc trên; kinh nghiệm hoà giải nếu không can thiệp kịp thời từ một việc nhỏ, có thể bị đẩy lên thành chuyện lớn và có thể sảy ra những hậu quả khó lường, những đau thương mất mát, những ảnh hưởng không đáng có, ảnh hưởng đến an ninh trật tự địa phương.

Do đó người cán bộ, đảng viên được nhân dân tin yêu, cần phải gần gũi, lắng nghe, nắm bắt vả hiểu được tâm tư của nhân dân, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, bản thân luôn nỗ lực học hỏi kinh nghiệm, luôn gương mẫu đi đầu để nhân dân tin yêu, chia sẻ, làm cầu nối giữa cán bộ và nhân dân.

Tuyên truyền vận động nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết, sống và làm theo Hiến pháp và Pháp Luật để nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong công cuộc xây dựng NTM.

Có được Kết quả thành công của các cuộc hòa giải ở là do tổ hòa giải đã nhạy bén, kịp thời nắm bắt tình hình, có giải pháp phù hợp, khoa học, đặc biệt là nắm chắc được nguyên nhân của sự việc rõ ràng, phân tích tính chất, hậu quả của sự việc. Trong quá trình hòa giải bảo đảm trình tự, kết luận rõ đúng sai của các đối tượng, có sự cam kết của các bên liên quan. Kết quả đó đã kịp thời ngăn chặn được những bất ổn, mâu thuẫn, làm cho tình hình an ninh chính trị của địa phương, được ổn định, tinh thần đoàn kết trong nhân dân được củng cố.

Qua sự việc trên cho chúng ta một bài học trong ứng xử giữa con người với nhau đó là:

- Khi con người bị xúc phạm mất danh dự, uy tín, đạo đức là một tổn thất lớn nhất, không dễ lấy lại được, vì vậy họ có thể làm bất kể điều gì có thể.

- Những mâu thuẫn tuy nhỏ trong giao tiếp hàng ngày, nhưng khi có điều kiện, thời cơ, nó sẽ đẩy lên thành sự vụ, gây tổn hại khó lường, ảnh hưởng đến không những cá nhân, tập thể  gây dư luận xấu trong xã hội.

- Mọi sự việc, hiện tượng xảy ra đều có những nguyên nhân sâu xa, thường bắt nguồn từ nhận thức của mỗi con người và từ những việc làm chủ quan, đơn giản, tự phát. Vì vậy mỗi chúng ta cần phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức làm người. Tích cực học tập, nghiên cứu, nâng cao nhận thức toàn diện nhất là ý thức Pháp luật, truyền thống quê hương, dòng họ, gia đình. Khi có sự việc xảy ra cần có thái độ bình tĩnh, tỉnh táo, thận trọng giữa lời nói và hành vi, luôn suy nghĩ tích cực “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down