Thứ năm, 03/10/2024, 07:10

Xử lý hành vi ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức

Thứ tư - 08/03/2023 21:00 513 0

Gia đình tôi có đề nghị vay vốn ở một nơi, hồ sơ đã được duyệt nhưng gia đình tôi nhận được thông báo để hoàn tất thủ tục, người vay phải ký một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ ở mức tối thiểu do bên cho vay đưa ra.

Không biết, gia đình tôi có bắt buộc phải chấp nhận tham gia bảo hiểm thì mới được vay hay không? 

Trả lời

Theo khoản 13 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022, “Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết”.

Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô giao kết hợp đồng bảo hiểm. Trong đó, bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định tại Điều 20, Điều 21 của Luật này và ghi nhận trong hợp đồng bảo hiểm.

Theo Điều 9 của Luật này, các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:

“1. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm khi không có giấy phép thành lập và hoạt động.

2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm không đúng phạm vi được cấp phép.

3. Hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động dịch vụ phụ trợ bảo hiểm khi không đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.

4. Thực hiện các hành vi gian lận bao gồm:

a) Thông đồng với người thụ hưởng để giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;

b) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;

c) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;

d) Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm.

5. Đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm”.

Như vậy, giao kết hợp đồng bảo hiểm là thỏa thuận, dựa trên ý chí tự nguyện của các bên có liên quan. Đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng như trường hợp bạn đề nghị tư vấn là một trong các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

Theo điểm c khoản 2 Điều 17 Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28/8/2013, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 48/2018/NĐ-CP ngày 21/3/2018 của Chính phủ, hành vi “Ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức” bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu là cá nhân vi phạm.

Trường hợp tổ chức (doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô giao kết hợp đồng bảo hiểm) vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Bởi vì, điểm b khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28/8/2013, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 80/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:

“b) Phạt tiền

Mức xử phạt bằng tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức xử phạt đối với cá nhân trừ trường hợp quy định tại Điều 13, khoản 4 Điều 18, Điều 21, điểm b khoản 1 Điều 21a, Điều 22, khoản 3, khoản 4 Điều 24, điểm b, điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 25a, Điều 32a, Điều 34, khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 36, khoản 2 Điều 40, khoản 2 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, khoản 3 Điều 46, Điều 48, Điều 49, Điều 50 và khoản 2 Điều 51 của Nghị định này chỉ áp dụng để xử phạt đối với tổ chức.

Mức xử phạt bằng tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân cho cùng hành vi vi phạm”.

Bên cạnh đó, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung được quy định tại khoản 3 của Điều này là “Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản QPPL Lai Châu
Tiếp cận thông tin
PBGDPL nước ngoài
Thông cáo báo chí
Chuyển đổi số
  • Đang truy cập84
  • Hôm nay14,137
  • Tháng hiện tại50,561
  • Tháng trước495,497
  • Tổng lượt truy cập6,473,398
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down