Thứ năm, 25/04/2024, 08:32
hoagiaiocoso

Tài sản của bà Ngoại

Thứ ba - 04/04/2023 23:53 322 0

Năm học cấp 3 thì mẹ Vân qua đời vì ung thư, Vân được ông bà và các cậu chăm lo cho ăn học, bảo ban đâu vào đó.

Bố mẹ ly dị, Vân ở với mẹ và bà Ngoại và 2 cậu, 1 dì. Không được chu cấp gì từ bố, nhưng mẹ Vân rất đảm đang tháo vát, giỏi buôn bán, nên cuộc sống của Vân khá đầy đủ, không thiếu thứ gì. Mẹ Vân còn xoay sở mua được 1 căn nhà chung cư ở Thủ đô để đó cho thuê hàng tháng, thêm tiền ăn học cho con.
Mới học cấp 3 thì mẹ Vân qua đời vì ung thư, Vân được ông bà và các cậu chăm lo cho ăn học, bảo ban đâu vào đó.
Sau khi học lên Đại học, Vân chuyển lên ngôi nhà mẹ để lại ở Hà Nội để sống. Tiền tiết kiệm gửi hàng tháng của mẹ để lại cộng chịu khó đi làm thêm,Vân trang trải đủ cuộc sống.
Sau khi ông bà qua đời, nhưng không để lại di chúc, các cậu, dì đã bán ngôi nhà mặt đường thị trấn của ông bà ngoại và chia nhau tài sản, và không cho Vân hưởng vì cho rằng, mẹ Vânđã để lại tài sản lớn cho Vân, lại đã chết trước ông bà nên Lâm không có quyền gì đối với tài sản của ông bà để lại. Hơn nữa, Lâm đã hơn 20 tuổi, đã có nhà, tiền tiết kiệm của mẹ và cũng đi làm thêm có thu nhập khá nữa... Các cậu dì của Lâm, cũng không ai khá giả, ai cũng một nách mấy đứa con và trước đó cũng đã cùng nhau chăm lo cho Vân khá nhiều.
Vân không đồng ý và nhiều lần cãi nhau, gây gổ với cậu với dì vì điều này.
Biết được vụ việc, bác tổ trưởng tổ hòa ở xã đã tìm hiểu nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn giữa Vân và các cậu, dì. Biết rõ mâu thuẫn xuất phát từ việc tranh chấp về tài sản thừa kế do ông bà  để lại, bác tổ trưởng tổ hòa giải đã gặp gỡ từng bên để phân tích, thuyết phục.
Với cậu, dì, bác tổ trưởng tổ hòa giải vận dụng quy định của pháp luật về thừa kế để phân tích. Do ông bà ngoại không để lại di chúc nên di sản thừa kế được phân chia theo pháp luật và mẹ của Vân thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Nhưng do mẹ của Vân đã mất trước ông bà, nên Vân là thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà mẹ của Lâm được hưởng nếu còn sống. Về đạo lý, bác tổ trưởng tổ hòa giải cũng khuyên các cậu, dì của Vân nên gìn giữ tình cảm gia đình “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, đừng nên vì lợi ích vật chất mà làm cho mối quan hệ gia đình sứt mẻ. Qua phân tích có tình, có lý của bác tổ trưởng tổ hòa giải, họ đã hiểu ra và tự nguyện chia di sản thừa kế cho Vân theo đúng quy định pháp luật.
Về phía Vân bác tổ trưởng tổ hòa giải phân tích cho Vân  hiểu truyền thống gia đình Việt Nam ta là “kính trên nhường dưới”. Các cậu, dì đã nuôi dạy Vân, “sảy cha còn chú, sảy mẹ bú dì”,  Vân phải biết ơn, hiếu thảo với các cô chú “công sinh không tày mẹ dưỡng”, đằng này chỉ vì không được chia thừa kế của ông bà mà có hành vi hỗn láo là không đúng đạo làm con, cháu.  Bác tổ trưởng tổ hòa giải cũng khuyên bảo Vân, mặc dù sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật, nhưng Vân  nên giúp đỡ các cậu, dì của mình theo khả năng, thể hiện tấm lòng, tình cảm biết ơn của mình đối với cậu, dì. Nghe lời khuyên chí tình, chí lý của bác tổ trưởng tổ hòa giải, Vân  đã xin lỗi cô chú về những sai sót của mình. 
Phần di sản ông bà để lại mà Vân được hưởng, Vân chỉ lấy một phần coi như chút kỷ niệm của ông bà, phần còn lại giúp các cô chú nuôi dạy các em còn đang tuổi ăn, tuổi học. Mọi việc được xử lý trọn nghĩa, vẹn tình nên mọi người đều cảm thấy thoải mái và vui vẻ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down