Thứ sáu, 29/03/2024, 11:00

Đừng coi thường những mâu thuẫn giản đơn

Thứ hai - 25/04/2022 00:02 1.003 0

Ông X và bà H là vợ chồng có 09 người con, trong đó có 04 người con trai, 05 người con gái. Trong 4 người con trai thì có một người con trai thứ 4 là liệt sĩ hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khi còn sống hai vợ chồng ông X và bà H ở với vợ chồng người con trai thứ ba, vợ tên là T. Sau khi chết, ông, bà bào giao lại việc thời cúng người con liệt sỹ cho vợ chồng người con trai thứ ba. Tuy nhiên, đến nay, người con trai thứ ba cũng đã chết và hiện còn duy nhất người con trai tên là L.

Thực hiện chế độ chính sách của nhàn nước về thờ cúng liệt sỹ, bà T đi làm hồ sơ để được hưởng chế độ thờ cúng liệt sỹ hàng năm, trong thành phần hồ sơ có văn bản ủy quyền của các đồng thừa kế phải ký ủy quyền. Tuy nhiên, ông L không đồng ý ký hồ sơ cho bà T được hưởng. Vì vậy, chế độ thờ cúng đối với liệt sỹ tại xã chưa thực hiện được.

Qua xác minh, tìm hiểu về tâm tư nguyện vọng của hai bên, tổ hòa giải thôn đã tổ chức buổi hòa giải với vợ chồng ông L và bà T.  Các thành viên tổ hòa giải đều lắng nghe ý kiến của các thành viên trong gia đình. Các thành viên tổ hòa giải đã cho rằng câu chuyện là phải căn cứ vào thực tế nhà ai đặt bàn thờ liệt sĩ thì người đó được huởng chế độ thờ cúng. Nhà nước quy định về chế độ thờ cũng liệt sỹ là để người còn sống, dù ai hưởng cũng là để thực hiện nghĩa vụ thờ cúng đối với liệt sĩ, chứ không phải là quyền lợi. Chế độ nhà nước cũng chỉ là một nguồn động viên nhỏ an ủi phần nào mất mát của gia đình. Anh chị em nên bảo bao nhau, cãi nhau chỉ vì nhận hưởng chế độ thờ cúng thì không nên, ảnh hưởng đến vong linh của người liệt sĩ. Làm đúng thì mọi người mới đều có phúc, có phần. Mỗi người có một quan điểm sống khác nhau, nhưng vẫn bảo đảm được cái chung đó là tình cảm trong gia đình. 

Qua nghe các ý kiến tham gia phân tích của các thành viên tổ hòa giải về lý, về tình cảm anh chị em. Hai bên đã hiểu ra lỗi của mình và xin tự làm hòa với nhau, bỏ qua hết mọi mẫu thuẫn để anh chị em lại sống vui vẻ, gia đình đoàn kết, thuận hòa, giải tỏa hết được những bức xúc,.

Qua sự việc, tổ hòa giải thôn cũng rút là kinh nghiệm công tác hòa giải ở cơ sở là một việc làm không thể coi nhẹ tại cơ sở, mọi mâu thuẫn, tranh chấp, va chạm trong cuộc sống hàng ngày. Lúc đầu chỉ đơn giản nhưng do không được quan tâm giải quyết kịp thời cho nên đã nhanh chóng trở thành phức tạp, thậm chí là nguyên nhân xuất hiện những “điểm nóng” về khiếu kiện. Trường hợp, tổ hòa giải không giải quyết được thì nhờ đến sự trợ giúp của người đại diện chính quyền như công an hay đại diện của tổ chức xã hội để tạo nên một tâm lý nhất định đối với một hoặc các bên tranh chấp, để họ đồng ý chấp nhận việc hòa giải. Đương nhiên sự tác động tâm lý này không được mang tính ép buộc mà chỉ là sự hỗ trợ cho hòa giải viên thực hiện thành công việc hòa giải. Khi thực hiện hòa giải thì phải khách quan, công minh, có lý, có tình, giữ bí mật thông tin đời tư của các bên tranh chấp, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng. Thông thường khi mâu thuẫn xảy ra, mỗi bên tranh chấp đều đưa ra lý lẽ để tự bảo vệ mình cho mình là đúng, không nhìn nhận được cái sai của mình đã gây ra cho người khác. Do đó người hòa giải phải thực sự khách quan, vô tư, công minh, đề cao lẽ phải, tìm cách thuyết phục để mỗi bên hiểu rõ sai trái, không xuề xòa “dĩ hòa vi quý” cho xong việc. Hơn nữa sự công minh, khách quan, vô tư của người hòa giải sẽ là yếu tố để hai bên đặt lòng tin và cùng nhau giải quyết vụ việc.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down