Thứ bảy, 21/12/2024, 07:23

Hạn chế “cái tôi”.

Thứ tư - 30/03/2022 13:03 624 0

Tất cả các mâu thuẫn, gây mất đoàn kết là đều do ý ăn, ý ở, cử chỉ, hành động và lời nói. Mọi mâu thuẫn đều được giải quyết, khi các bên hạn chế được “cái tôi”. Vì cái tôi to quá, nên mọi việc không thể giải quyết được.

Tất cả các mâu thuẫn, gây mất đoàn kết là đều do ý ăn, ý ở, cử chỉ, hành động và lời nói. Mọi mâu thuẫn đều được giải quyết, khi các bên hạn chế được “cái tôi”. Vì cái tôi to quá, nên mọi việc không thể giải quyết được.

Tôi xin kể lại câu chuyên sau:

Năm 1986, UBND xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội có làm con đê ngăn lũ ở khu vực Xóm Cầu. Khi làm con đê này, có một phần nằm vào thửa đất của gia đình ông Nguyễn Văn M, với chiều dài khoảng 25 mét, chiều rộng khoảng 10 mét. Vì đi qua đất của gia đình ông M, nên Chủ tịch UBND xã thời kỳ đó có gặp gỡ gia đình ông M để đề nghị ông M giúp đỡ. Sau khi làm xong đê, xã sẽ trả lại phần đất khác cho gia đình ông M. Gia đình ông M nhất trí. Đến khi làm xong đê ngăn lũ. UBND xã đã trả cho gia đình ông M 240 mét vuông đất nông nghiệp. Gia đình ông M canh tác được 1 vụ thì trả lại cho tập thể. Vì ông M cho rằng: "Nhà mình cho xã đất thổ cư, nay xã lại trả đất ruộng". Gia đình ông M đã làm đơn gửi UBND xã để được giải quyết. Nhưng qua bao đời Chủ tịch vẫn chưa giải quyết được, với lý do là không có giấy tờ gì để chứng minh, ông Chủ tịch xã năm đó đã chết. Bản thân ông M cũng đã chết. Hiện giờ mảnh đất liền kề cạnh con đê đó, con trai ông M là ông C đang quản lý.

Vào tháng 3/2017, nhân dân Thôn Xóm Cầu có nâng cấp đổ bê tông con đường đê đó. Ông C đã ra ngăn cản không cho Xóm đổ bê tông, với lý do đây là phần đất của gia đình đổi cho tập thể, nhưng tập thể chưa trả đất khác cho gia đình. Khi xảy ra sự việc, các ông bà là Bí thư chi bộ, Trưởng Thôn, trưởng các ngành đoàn thể đến để giải quyết. Trong lúc đang căng thẳng, thì một số người cho rằng: “Đây là đường của tập thể, không phải đất nhà ông”. Thấy sự việc có thể dẫn đến xô sát. Đồng chí Bí thư chi bộ đã báo cáo UBND xã, đề nghị xã cử người xuông hỗ trợ. Khi nhận được đề nghị của Xóm Cầu, UBND xã đã cử tổ công tác xuống làm việc. Tổ công tác gồm các đồng chí có kinh nghiệm của xã xuống làm việc riêng với gia đình ông C, không có mặt cán bộ Xóm Cầu ở đó vì tránh gây căng thẳng cho ông C ( thời điểm đó ông C vẫn đang điều trị bệnh đột quỵ). Sau khi hỏi thăm sức khỏe ông C, tổ công tác đã khuyên can và giải thích cho ông C về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về công tác xây dựng nông thôn mới của xã. Việc Xóm Cầu nâng cấp đổ bê tông trên mặt đường cũ, gia đình ta phải khuyến khích, gia đình ta là gia đình chính sách ( Em trai ông C là liệt sỹ ). Còn việc đề nghị giải quyết trả lại phần đất cho gia đình ở chỗ khác theo thỏa thuận ban đầu với UBND xã năm 1986 là việc khác. Ông C đã bày tỏ quan điểm, nguyện vọng của gia đình là UBND xã cấp cho thửa đất khác, để bù vào phần đất làm đê. Sau khi nghe tổ công tác trình bày là hiện nay xã Phù Lỗ chưa có chủ trương cấp đất giãn dân, do vậy việc đề nghị cấp đất của ông là hết sức khó khăn, đề nghị ông thông cảm. Ông C đồng ý với ý kiến của tổ công tác.

Trong buổi làm việc, ông C tâm sự: "Gia đình tôi rất bức xúc vì có cán bộ đã nói đây không phải đất nhà tôi". Ông C đề nghị, UBND xã chủ trì hội nghị với thành phần là cán bộ, đại diện nhân dân Xóm Cầu và gia đình ông C họp lại với nội dung: Gia đình ông M năm 1986 có hiến đất cho tập thể để làm con đê ngăn lũ với diện tích là 240 m2.

Tháng 04/2017, UBND xã Phù Lỗ nhận được đơn đề nghị của Ông C với nội dung: “ Năm 1986, xã có làm con đê ngăn lũ đi qua đất của gia đình tôi, lúc đó ông T là Chủ tịch có vào gặp gỡ gia đình chúng tôi là cho xã làm con đê qua đất gia đình. Khi làm xong sẽ đo lại hết bao nhiêu diện tích thì xã trả cho gia đình, gia đình lấy đâu, xã trả cho tại đấy. sau khi làm xong, xã trả cho gia đình 240 m2 đất ruộng nông nghiệp, sau đó gia đình có ý kiến là gia đình không lấy ruộng và trả gia đình đất ở như đất của gia đình, nhưng xã vẫn chưa trả. Qua bao đời Chủ tịch nhưng vẫn chưa giải quyết cho gia đình tôi. Vừa qua, Xóm có chủ trương nâng cấp đường đi, Xóm có đến làm việc với gia đình về đất cát nhưng chưa xong. Xóm đã đổ đường, gia đình có ra đề nghị tạm dừng chờ UBND xã giải quyết xong thì làm, nhưng Xóm không nghe. Vậy tôi làm đơn này mong UBND xã sớm giải quyết cho gia đình tôi”.

Sau khi nhận được đơn của Ông C, UBND xã đã tiến hành xác minh, làm việc với các bên có liên quan.Căn cứ Điều 202 Luật Đất đai năm 2013, UBND xã Phù Lỗ phối hợp với MTTQ xã và Đại diện Khu Xóm Cầu và nhân dân, tiến hành hòa giải với ông C tại nhà Văn hóa Xóm Cầu xã Phù Lỗ. Sau khi phân tích cho ông C là bố đẻ ông C là ông M đã hiến đất cho tập thể làm con đê ngăn lũ ở Xóm Cầu, tập thể và bà con nhân dân Khu Xóm Cầu ghi nhận việc làm này của gia đình.Tập thể có trả cho gia đình ông  Mai 240 m2 đất ruộng. Sau đó gia đình đã trả lại thửa ruộng đó cho tập thể. Đây là công lao gia đình đã cống hiến cho cộng đồng, là một việc làm ý nghĩa. Qua phân tích, ông C thống nhất ừ nay về sau, bản thân ông C cùng toàn thể gia đình nhà Ông C sẽ không có bất kỳ đề nghị giải quyết gì liên quan đến việc gia đình đã hiến đất cho tập thể.

Như câu truyện trên cho chúng ta thấy việc mâu thuẫn trong nhân dân thường xuyên xảy ra do cách cư xử, úng xử và ý ăn ý ở ở đời. Nhưng cái chính, chúng ta phải tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, khi đã biết chắc được nguyên nhân rồi thì ta giải quyết nhanh, có tình, có lý hợp lòng dân.

Sau 30 năm, Gia đình ông C đã giải quyết, làm rõ được hiến đất, được tập thể và nhân dân Xóm Cầu công nhận, ghi nhận việc hiến đất cho tập thể làm đê ngăn lũ. Bây giờ là con đường bê tông khang trang sạch sẽ, địa phương cũng được ổn định tình hình về an ninh trật tự

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down