Thứ năm, 28/03/2024, 13:09

Trách nhiệm bồi thường khi con cái gây tai nạn trong thời gian đi học.

Thứ tư - 30/03/2022 13:00 318 0

Thành (13 tuổi) là con ông Minh là học sinh cấp 2 . Tuy nhiên, Thành thường xuyên trốn học đi chơi nhưng nhà trường không báo cho ông Minh  biết. Một lần trốn học chơi, Thành đi đua xe đạp với nhóm bạn, do đi ẩu, thiếu quan sát, khi cua vào ngõ, Thành đâm vào bà Thịnh cùng thôn, đang đi bộ sang nhà con gái chơi làm bà bị ngã.

Gia đình bà Thịnh đòi ông Minh bồi thường do con ông gây tai nạn. Ông Minh không đồng ý cho rằng thời điểm đó, Thành đang trong thời gian nhà trường quản lý (thời gian học ở trường), do đó ông không có trách nhiệm phải bồi thường. Giữa hai bên xảy ra mâu thuẫn, gửi đơn đến Ban công tác Mặt trận xã yêu cầu giải quyết.

Nhận được thông tin, tổ hòa giải thôn có mặt giải quyết mâu thuẫn của hai gia đình. Tổ hòa giải thôn đã gặp gỡ hai bên gia đình, rồi phân tích tình, lý cho hai bên.

Về căn cứ pháp lý lý:  Tại Điều 599 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: 

"Điều 599. Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý

1. Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

3. Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.

Về mặt đạo lý: Trách nhiệm của người làm cha mẹ: “Con dại cái mang”, “Thương cho roi cho vọt”, tránh nuông chiều con cái, không quan tâm quản lý, giáo dục thì con cái dễ chơi bời lêu lỏng, dễ hư hỏng. Phía nhà trường cần nêu cao trách nhiệm quản lý, giáo dục theo phương châm “Kỷ luật - Tình thương - Trách nhiệm”, “Tất cả vì học sinh thân yêu”, “Thi đua dạy tốt, học tốt”…

Tình cảm làng xóm láng giếng: "Bán anh em xa, mua láng giềng gần", "láng xóm, láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau"

Căn cứ những cơ sở trên, hòa giải viên xác định:

- Thứ nhất, tại thời điểm gây tai nạn, cháu Thành (con ông Minh) đang đi học. Việc cháu Thành trốn học, nhà trường có báo cho ông Minh biết không? Nếu nhà trường có thông báo, thì anh Minh phải có trách nhiệm bồi thường, nếu nhà trường không thông báo thì nhà trường có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Thịnh.

- Thứ hai, xem xét việc bà Thịnh bị ngã có ảnh hưởng về sức khỏe dẫn đến bị thiệt hại về mặt vật chất và tinh thần nhiều không, mức độ thiệt hại như thế nào?

Hòa giải viên giải thích tận tình cho hai bên hiểu lỗi của cháu Thành, trách nhiệm bồi thường của các bên; mục đích để cháu Thành nhận ra lỗi của mình. Tổ hòa giải phân tích bà Thịnh việc thông cảm cho cháu còn là trẻ con, bản thân bà ngã cũng không gây tổn thất về sức khỏe nhiều. Bà Thịnh hãy chấp nhận lời xin lỗi của gia đình cháu Thành. Còn cháu Thành cần phải chuyên tâm học hành. Cuối cùng hai bên cũng được hòa giải thành và tình cảm làng xóm được gìn giữ, thắm thiết hơn xưa  Tổ hòa giải cũng đề nghị bố cháu Thành trao đổi với nhà trường để quản lý cháu tốt hơn trong thời gian cháu đi học tại trường. Trường hợp cháu vắng mặt cần có thông tin sớm lại giúp gia đình để gia đình quản lý, bảo ban cháu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down