Mấy tháng nay, thỉnh thoảng ông Hiền, trưởng thôn lại có người đến nói chuyện về việc ông Lan nuôi dê, chiều nay ông Hiền sang xem tình hình thế nào. Vừa vào đến cổng, ông Hiền đã nghe ông Lan và bà Hòa cãi nhau.
Mấy tháng nay, thỉnh thoảng ông Hiền, trưởng thôn lại có người đến nói chuyện về việc ông Lan nuôi dê, chiều nay ông Hiền sang xem tình hình thế nào. Vừa vào đến cổng, ông Hiền đã nghe ông Lan và bà Hòa cãi nhau.
- Ông mà còn thả dê nữa thì đừng trách tôi.
- Nó có gì đâu mà bà nói, nó ăn cỏ chứ làm gì.
-Vâng, làm gì à, cây cảnh nhà tôi nó ăn gần hết lá rồi đó.
Nghe đến đây, ông Hiền liền có ý kiến.
- Sao, hai ông bà có gì mà cãi nhau thế.
- Dạ, may quá bác Hiền trưởng thôn đây rồi, bác xem giải quyết cho em, mấy con dê nhà ông Lan nuôi mất trật tự quá, nó ăn hết mấy câu cảnh của gia đình em, cả hàng xóm nhà em nữa.
- Thế ông Lan có ý kiến gì không.
- Thực tình là em cứ thả nó ra, cuối giờ nó lại về nhà, em cũng ko có thời gian chăn thả nên cũng biết là vậy, mà giống này nó hiền lắm, chỉ là nó hay ăn lá cây.
Khi mọi người đang lời qua, tiếng lại, ông Sang ở cùng xóm lại chạy sang nói với ông Hiền.
- Ông Lan ông ra mà xem, anh Toàn vừa đi xe máy đâm dính con dê nhà ông kia kìa.
- Anh ấy có bị sao không?
- May mà đi chậm đó, nếu không ông đi mà chăm anh ấy ở Viện.
Đến đây thì ông Hiền liền nói.
- Đó ông Lan à, việc đến đây chắc ông biết rồi, ông nên làm chuồng nhốt dê, đi thả thì phải làm cách để mình quản lý nó như con Trâu, con Bò đó. Theo điểm b, khoản 1, Điều 7, Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy đinh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022) thì phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng .
Trong khi trước đây, mức phạt quy định với hành vi này chỉ là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng - 300.000 đồng theo Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Ngoài ra, nếu để Dê ăn lá cây cảnh của gia đình tôi thì còn phải bồi thường thiệt hại cho ra đình tôi nữa đấy nhưng nể tình chú tôi không đòi bồi thường. Chú cần rút kinh nghiệm.
- Vâng, bác nói thế em sẽ làm và không thả Dê như thế nữa ạ.
Và Điều 603 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hai do súc vật gây ra: “1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. 3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. 4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.” |
Ý kiến bạn đọc