Thứ năm, 25/04/2024, 00:33
hoagiaiocoso

Câu chuyện f0

Thứ hai - 28/03/2022 05:29 419 0

Vợ chồng chị Phương sống và làm việc tại nội thành Hà Nội, họ có một con gái học mẫu giáo. Vì dịch covid-19, các cháu không đến trường được, vợ chồng chị Phương đành gửi con về quê nhờ bà ngoại trông giúp.

Từ khi gửi con về quê, mỗi chủ nhật là hai vợ chồng lại về thăm con. Hôm qua đang trong lúc làm việc ở công ty, chị Phương nhận được điện thoại của mẹ (bà Thanh) gọi tới, giọng lo lắng:

- Con ơi, bé Nhung bị f0 rồi?

- Bà cháu ở nhà suốt ngày mà sao lại thế hả mẹ?

- Chắc bé Nhung nhà mình bị cháu Hoa lây sang. Cháu Hoa là cháu bà Thoảng hay sang nhà mình chơi với bé Nhung. Hôm qua biết cháu Hoa bị f0 do lây từ bố cháu, mẹ phải nhờ các cô ở trạm y tế xã kiểm tra cho bé Nhung nhà mình nên mới biết.

- Thế bên y tế họ bảo sao hả mẹ?

- Họ bảo cháu bị nhẹ nên theo dõi ở nhà và cũng đã hướng dẫn mẹ theo dõi, chăm sóc cháu rồi. Họ còn ấy hướng dẫn mẹ phải điền thông tin vào Phiếu theo dõi sức khỏe của cháu (theo mẫu), 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Đặc biệt là nếu phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu, như khó thở, thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật; hoặc tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân; không thể uống  hoặc giảm, ăn kém, nôn; có biểu hiện sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban... hay mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng... thì phải thông báo ngay với trạm y tế xã hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử trí cấp cứu con ạ. Đấy là lo xa thôi, chứ hiện giờ bé Nhung vẫn ăn uống, chạy nhảy bình thường nên con không phải lo lắng quá.

- Vâng, con biết rồi. Mẹ cần cẩn thận đấy, mẹ trông cháu hàng ngày nên khả năng bị f0 là rất lớn.

- Mẹ hiểu mà vì cô Hằng nhà chú Minh đã hướng dẫn cách phòng covid cho mẹ rồi.

- Sao cô Hằng biết được mà hướng dẫn mẹ, cô ấy là hòa giải viên cơ mà.

- Là hòa giải viên nhưng cô ấy cũng tham gia tổ covid cộng đồng nên biết nhiều thứ lắm.

- Thế thì tốt rồi, dạo này công ty con bận quá, chắc chưa thể về quê ngay được, mẹ ở nhà chăm cháu giúp con, thu xếp được con sẽ về ngay.

Sau một hồi chuyện trò, biết rõ tình hình của con chị Phương đã yên tâm hơn.       

Tại Quyết định số 261/QĐ-BYT, ngày 31/1/2022 của Bộ Y Tế, ban hành kèm theo Quyết định này tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà”, quy định về Đối tượng quản lý tại nhà, như sau:

1. Tiêu chí lâm sàng đối với người mắc COVID-19 bao gồm 3 tiêu chí sau:

a) Là người mắc COVID-19 (được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên theo quy định hiện hành) không có triệu chứng lâm sàng; hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ: như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi; tiêu chảy, chảy mũi, mất mùi, mất vị.

b) Không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy; nhịp thở < 20 lần/phút; SpO2 > 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.

c) Không mắc bệnh nền, hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.

2. Khả năng người mắc COVID-19 tự chăm sóc

a) Có thể tự chăm sóc bản thân như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh và có thể tự theo dõi tình trạng sức khỏe theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

b) Có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát và khi có tình trạng cấp cứu: Có khả năng giao tiếp và sẵn có phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính…

c) Trường hợp người mắc COVID-19 không có khả năng tự chăm sóc, gia đình phải có người chăm sóc đáp ứng các tiêu chí của mục a, b ở trên.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down